TIẾT LỘ CHẤN ĐỘNG 09 THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO HỌC VIÊN IELTS

TIẾT LỘ CHẤN ĐỘNG 9 THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO HỌC VIÊN IELTS

Hiện tại, IELTS là bài thi tiếng Anh quan trọng bậc nhất đối với học sinh và sinh viên Việt Nam, có giá trị quan trọng trong việc xét tuyển đại học, tốt nghiệp, xin việc tại Việt Nam, du học và định cư tại các nước Canada, Úc, Hòa Kỳ và Châu Âu. Vì vậy, nhu cầu học và luyện thi IELTS là rất lớn, nhận được sự chú ý của toàn xã hội.

Hàng loạt thông tin về bài thi IELTS trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội đã làm không ít Quý Phụ huynh và Học viên bối rối và thắc mắc, dẫn đến tình trạng lừa đảo học viên IELTS, chẳng hạn như: “việc học nên bắt đầu khi nào”, “nên học theo phương pháp nào”, “học IELTS ở đâu thì tốt”, “có luyện tủ IELTS được không”, “làm thế nào để tăng điểm IELTS”, “làm thế nào để học nhanh” v.v. 

lừa đảo học viên ielts 1

Không ít thông tin là chính xác và cũng có rất nhiều thông tin sai lệch về bài thi IELTS, thậm chí có mục tiêu lừa đảo học viên.

ILP – HỌC VIỆN ĐÀO TẠO IELTS CHUYÊN SÂU nhận thấy rằng Quý Phụ huynh và Học viên phải được tiếp cận với thông tin chính thống và chọn lọc về bài thi IELTS, tránh những sai lầm đáng tiếc.

Trong bài viết này, qua quá trình nhiều năm làm việc, tư vấn và ghi nhận nhiều thắc mắc từ Quý Phụ huynh và Học viên, ILP – HỌC VIỆN ĐÀO TẠO IELTS CHUYÊN SÂU cùng Thầy La Thành Triết chỉ ra 9 thủ đoạn “lừa đảo” học viên hiện nay.

THÔNG ĐIỆP: Bài viết này dài hơn 2800 từ, chứa đựng nhiều thông tin quan trọng, giúp Quý Phụ huynh và Học viên IELTS có cái nhìn rõ hơn về việc học và luyện thi IELTS.

Tập thể Sư phạm ILP – HỌC VIỆN ĐÀO TẠO IELTS CHUYÊN SÂU mong muốn bài viết này được chung tay lan tỏa đến cộng đồng học viên IELTS tại Việt Nam, mang lại nhiều giá trị tích cực.

1. Mua bán đề thi IELTS

lừa đảo học viên ielts 2

Trên Internet hiện nay xuất hiện nhiều mẫu quảng cáo bán đề thi IELTS với nhiều mức giá khác nhau, đảm bảo kết quả, thậm chí hứa hẹn hoàn tiền 100% nếu không đúng. Thực tế, đây là một dạng hành vi lừa đảo cần phải bị xử lý

IELTS là bài kiểm tra năng lực tiếng Anh được đồng sáng lập bởi 3 tổ chức là Bộ phận Khảo thí Tiếng Anh Cambridge (Cambridge Assessment English), Hội đồng Anh (British Council) và Tổ chức Giáo dục IDP (IDP: IELTS Australia) triển khai trên toàn cầu.

Đề thi IELTS là tài liệu thuộc hàng tuyệt mật trên trên giới, quy trình bảo mật và an ninh gần như tuyệt đối. Tất cả các hành vi vi phạm liên quan, nếu xảy ra và bị phát hiện, đều bị quy vào tội phạm hình sự quốc tế.

Việc quảng cáo bán đề thi là hành vi lừa đảo khá phổ biến, đặc biệt là tại Việt Nam và một số nước châu Á, đánh vào tâm lý của học viên cần đề thi IELTS để du học, định cư nước ngoài, lừa học viên chuyển tiền vào tài khoản của tổ chức hoặc cá nhân lừa đảo.

Tham khảo bài viết: THẬT SỰ CÓ MUA BÁN ĐƯỢC ĐỀ THI IELTS?

2. Thi hộ – mua bảng điểm IELTS

lừa đảo học viên ielts 3

Như đã trên bày ở trên, quá trình vận hành và tổ chức thi IELTS mỗi tuần đều đạt các tiêu chuẩn bảo mật và an ninh hàng đầu thế giới, vô cùng chặt chẽ.

Tất cả các hành vi vi phạm liên quan, nếu xảy ra và bị phát hiện, đều bị quy vào tội phạm hình sự. Nói vui theo dân gian là “một con kiến cũng không thể lọt vào phòng thi IELTS”, đừng nói là giả dạng thí sinh và trà trộn để thi hộ. 

Những quảng cáo hỗ trợ thi IELTS, thi hộ, bao điểm, cung cấp đáp án trước giờ thi v.v. trên Internet đều là lừa đảo, mục tiêu là lừa học viên chuyển tiền vào tài khoản của tổ chức hoặc cá nhân lừa đảo.

TÌM HIỂU MỘT SỐ “TEST MYTHS” VỀ BÀI THI IELTS

3. Lộ trình “tự học và luyện thi IELTS 8.0”

lừa đảo học viên ielts 4

Các tổ chức giáo dục ngôn ngữ, khảo thí và chuyên gia uy tín đều gợi ý những lộ trình và hệ thống tài liệu tham khảo (đa phần từ Cambridge), phần nào giúp cho giáo viên và học viên định hướng cho việc học và luyện thi IELTS.

Tuy nhiên, nhiều cá nhân “dạy học tự phát” trên Internet đã làm các “clip” khẳng định lộ trình học tiêu chuẩn, chia sẻ “cách học”, chia sẻ tài liệu “tự biên soạn” và khẳng định rằng đó là chuẩn nhất, khuyến khích học viên (thậm chí những bạn hoàn toàn không có căn bản tiếng Anh) học theo các lộ trình đó.

Điều này hoàn toàn sai trái và phản giáo dục, thậm chí làm các bạn học viên mất phương hướng, mất cơ hội học tập tốt hoặc học sai từ ban đầu.

Thực tế, mỗi học viên IELTS có năng lực học tập, kỹ năng tư duy, mục tiêu điểm số, quỹ thời gian và cách tiếp thu kiến thức hoàn toàn khác nhau, nên phải có lộ trình học và luyện thi IELTS khác nhau, được thiết kế riêng cho từng trường hợp cụ thể.

Đối với học viên IELTS thông thường, điều quan trọng là cần có giáo viên hoặc một người hướng dẫn có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm sư phạm, đồng hành, định hướng và hướng dẫn chi tiết, giúp học viên xây dựng nền tảng, chủ động trong việc học giai đoạn đầu.

Tham khảo bài viết: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC VÀ LUYỆN THI IELTS HIỆU QUẢ – THẦY LA THÀNH TRIẾT

4. Quảng cáo bằng “phương pháp tư duy”, “phương pháp độc quyền”, “phương pháp sáng tạo”

lừa đảo học viên ielts 5

Rất nhiều cơ sở dạy IELTS luôn quảng cáo về phương pháp, ví dụ: “phương pháp dạy độc quyền”, “phương pháp tối ưu”, “phương pháp tư duy ngôn ngữ”, “tư duy tuyến tính” v.v. Thực tế, những thông điệp quảng cáo phương pháp này là hoàn toàn không đúng, mục tiêu là gây chú ý và lừa đảo học viên.

Thực tế, có 2 điểm mấu chốt học viên cần nắm.

Thứ nhất, pháp luật Việt Nam (Cục Sở hữu trí tuệ và Cục Bản quyền Tác giả) chỉ ghi nhận tên gọi và tác giả, nhưng HOÀN TOÀN KHÔNG BẢO HỘ cho bất kỳ phương pháp giáo dục hoặc phương pháp giảng dạy nào.

Nếu là phương pháp giáo dục hoặc phương pháp giảng dạy thì phải công khai và chia sẻ để cộng đồng cùng áp dụng, bổ sung và phát triển, tuyệt đối không có phương pháp nào được độc quyền sử dụng. Điều này vừa sai về mặt luật pháp, vừa sai về mặt đạo đức xã hội.

Thứ hai, trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh, hơn 100 năm qua, các chuyên gia sư phạm đã nghiên cứu và định hình những phương pháp và cách tiếp cận chính, mang tính hệ thống và toàn diện, bao gồm: Grammar-translation Method, Direct Method, Audio-lingual Method, Communicative Approach.

TÌM HIỂU CHI TIẾT VỀ 04 PHƯƠNG PHÁP & CÁCH TIẾP CẬN NÀY TẠI BÀI VIẾT: CHIA SẺ VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA ILP

Đây là nền tảng cho cho giảng dạy tiếng Anh hiện đại, được dạy trong hầu hết các chương trình đào tạo giáo viên tiếng Anh (TESOL, TEFL v.v.).

Một trung tâm IELTS hoặc một cá nhân “chế tạo” thêm phương pháp giảng dạy tiếng Anh mục đích chính là để quảng cáo, gây sự chú ý và thu hút học viên, chứ hoàn toàn không có giá trị chuyên môn.

Như đã đề cập ở trên, mỗi học viên tiếng Anh có năng lực học tập, kỹ năng tư duy, mục tiêu điểm số, quỹ thời gian và cách tiếp thu kiến thức hoàn toàn khác nhau nên giáo viên phải linh hoạt áp dụng các phương pháp giảng dạy cho việc học của từng học viên.

Ví dụ, khi mới học thì dạy phát âm bằng Direct Method, sau đó học cách nói, cách viết câu theo Grammar-Translation Method, học phản xạ nghe – nói theo Audio-lingua Method và khi đã vững thì có thể chủ động học theo Communicative Approach.

Chúng ta phải khẳng định rằng không có bất kỳ phương pháp giảng dạy nào “tốt nhất” như quảng cáo, mà chỉ có cách giảng dạy phù hợp, kết hợp với sự kiên trì của học viên và sự tận tâm của thầy, cô để giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt.

5. Quảng cáo bằng hình ảnh học viên IELTS đạt điểm cao

lừa đảo học viên ielts 6

Việc học và luyện thi IELTS hiệu quả phải dựa trên nhiều yếu tố, đại đa số học viên cần một khoản thời gian nhất định và mục tiêu điểm số phù hợp dựa trên năng lực học tập.

Các cơ sở dạy IELTS thường “khoe” thành tích học viên, ví dụ: “Học viên Nguyễn Văn A đạt IELTS 8.0 khi vừa hết lớp 10”. Thực tế, những học viên đó thực sự đã học tiếng Anh từ cấp tiểu học, học tiếng Anh hơn 10 năm, luyện đề IELTS trong 2-3 năm, thì đến khi hết lớp 10, việc đạt điểm IELTS 8.0 là bình thường, nếu không muốn nói là không hiệu quả vì học phải dành thời gian học tiếng Anh quá nhiều trong hàng chục năm.

Các cơ sở dạy IELTS cũng luôn tìm (hoặc thậm chí thuê) các học viên đã giỏi tiếng Anh, có năng khiếu tiếng Anh để thi IELTS đạt điểm cao quảng cáo cho chất lượng giảng dạy và uy tín. Thực tế, những học viên giỏi và có năng khiếu tiếng Anh đó không cần học và luyện thi IELTS thì họ vẫn đạt điểm cao.

ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH – HỌC GÌ, LÀM GÌ?

Ngoài ra, rất nhiều trung tâm, thậm chí “photoshop” (làm giả) bảng điểm IELTS để treo đầy ở khu vực tư vấn ghi danh hoặc trên các mẫu quảng cáo mạng xã hội Facebook để gây chú ý vì biết khách hàng cũng không thể nào kiểm tra được hết được tính chính xác.

Các bạn học viên hãy xác định MỤC TIÊU HỌC TẬP, đánh giá đúng năng lực bản thân, tìm người hướng dẫn và lộ trình học phù hợp, đừng quan tâm đến các hình ảnh quảng cáo thí sinh điểm IELTS cao, vì chúng hoàn toàn không có ý nghĩa hay lợi ích gì đối với các bạn.

6. Quảng cáo bằng “KOLs”, “hotgirls” và “hotboys” thi IELTS điểm cao

lừa đảo học viên ielts 7

Không riêng gì quảng cáo dạy IELTS, việc các công ty kinh doanh thuê “KOLs” (người có ảnh hưởng), “hotgirls” hay “hotboys” làm đại diện và quảng cáo sản phẩm là cách tiếp thị rất phổ biến.

Tuy nhiên, trong thực tế, những người này chỉ đơn thuần ký hợp đồng, nhận tiền để lên truyền thông, lên các “show” truyền hình và nói phóng đại về sản phẩm hoặc tạo sự chú ý.

Họ hoàn toàn không liên quan và không khẳng định được gì về chất lượng giảng dạy của một trung tâm, và hoàn toàn không có bất kỳ sự đảm bảo nào cho hiệu quả học tập của học viên.

ĐẠT IELTS ĐIỂM CAO LÀ “GIỎI” VÀ “THÔNG MINH”?: CHIA SẺ THỰC TẾ VỀ IELTS TỪ CHUYÊN GIA ILP

“Hot girls IELTS 8.0”, “Hot boys IELTS 8.0” có giọng nói tiếng Anh hay, phát âm tốt, diễn trò trên Tiktok không thể nào học dùm, càng không thể giúp học viên giỏi tiếng Anh và thi đạt IELTS 8.0.

Những việc làm của họ chỉ làm rối thông tin thêm. Thậm chí, gần đây, có rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng quảng cáo sai cho các loại thuốc trị bệnh, quảng cáo tiền ảo và trò chơi cờ bạc, đã bị các cơ quan chức năng nhà nước cảnh cáo và phạt tiền.

Việc học tập để kết quả thi IELTS tốt phải dựa vào nỗ lực từ bản thân học viên và sự hỗ trợ tận tâm từ thầy, cô. Không có bất kỳ “KOLs”, “hotgirls” hay “hotboys” nào có thể giúp được các bạn học tốt.

7. Quảng cáo bằng “thầy giáo IELTS 8.0”, “cô giáo IELTS 9.0”

lừa đảo học viên ielts 8

Nhiều cơ sở dạy IELTS quảng cáo bằng hình ảnh “thầy, cô IELTS 8.0”, “giáo viên IELTS 9.0”. Chúng ta có thể khẳng định rằng những điều này không có nhiều ý nghĩa về mặt sư phạm.

Thực tế, một giáo viên dạy tiếng Anh nói chung và dạy luyện thi IELTS nói riêng phải hội đủ nhiều yếu tố, bao gồm: xuất thân ngôn ngữ Anh, văn hóa, sư phạm hoặc giảng dạy, được đào tạo bài bản về giảng dạy tiếng Anh, có kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ Anh, kỹ năng sư phạm.

Việc thi điểm IELTS cao là hiển nhiên phải có, nhưng điều đó chỉ là yếu tố nhỏ. Nếu chỉ dựa vào điểm IELTS, thì học sinh lớp 10, thi đạt IELTS 8.0 cũng có thể trở thành giáo viên dạy IELTS hay sao? Điều này chắc chắn là không đúng.

IELTS LÀ CHUẨN, KHÔNG PHẢI CHUẨN MỰC!

Hiện nay, có nhiều sinh viên, người tốt nghiệp ngành học không liên quan đến văn hóa, ngôn ngữ Anh hay sư phạm nhưng tự học và thi IELTS điểm cao rồi tự xưng là “giáo viên”, “thầy, cô”.

Thậm chí, một số sinh viên trường kỹ thuật hay kinh tế, bỏ ngang ngành học của mình, chuyển sang học và luyện thi IELTS rồi tự xưng là “giáo viên”, “thầy, cô”. Điều này là hoàn toàn không đúng về sư phạm, những cá nhân này là thành phần chính gây rối thông tin và ảnh hưởng trực tiếp đến học viên.

Các thông điệp quảng cáo “thầy, cô IELTS 8.0”, “giáo viên IELTS 9.0” là cách đưa thông tin gây chú ý và không có nhiều ý nghĩa về mặt sư phạm.

Việc học và luyện thi IELTS hiệu quả phải dựa vào nhiều yếu tố, bao gồm: năng lực và sự nỗ lực học viên, phương pháp giảng dạy phù hợp, sự đồng hành và tận tâm của thầy, cô, và môi trường học tập và sự hỗ trợ của đội ngũ học thuật.

8. Quảng cáo là “cựu giám khảo IELTS của BC hoặc IDP”

lừa đảo học viên ielts 9

Có hiện tượng một số giáo viên người nước ngoài hoặc thậm chí chỉ là “Tây ba lô” đang quảng cáo là cựu giám khảo IELTS để chiêu sinh các lớp IELTS.

Thực tế, giám khảo IELTS cũng là giáo viên (đa phần là bản xứ), được đào tạo để chấm bài thi nói hoặc viết theo những tiêu chuẩn và quy trình có sẵn của BC hoặc IDP. Chấm thi là việc đơn thuần mang tính hành chính và giám khảo không có lợi thế gì so với một giáo viên thông thường.

Một điều quan trọng hơn, đó là, những giám khảo thực sự của BC hay IDP sẽ KHÔNG ĐƯỢC PHÉP sử dụng hình ảnh nào của BC và IDP, hoặc tự xưng là cựu giám khảo IELTS đối với học viên. Điều này được ghi rõ trong hợp đồng giám khảo và họ sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật cho những tuyên bố của mình.

Gần như tất cả các trường hợp giáo viên tự xưng là cựu giám khảo IELTS đều là tuyên bố không đúng, chủ yếu là dựa vào BC và IDP để tạo uy tín lừa đảo học viên.

9. Trung tâm IELTS câu kết với giáo viên và cán bộ trường THCS và THPT để quảng cáo khóa học

lừa đảo học viên ielts 10

Một số trung tâm IELTS có hành vi móc nối và câu kết với “cán bộ và giáo viên biến chất” tại một số trường THCS và THPT để làm những buổi hội thảo hoặc giới thiệu khóa học ngay tại lớp, tại trường nhằm tạo uy tín và sự tin tưởng từ học viên.

Trong các buổi hội thảo này, các trung tâm lừa đảo nói rằng họ là “trung tâm được nhà trường tin tưởng”, “trung tâm có giáo viên là giám khảo IELTS” v.v. để lừa gạt học sinh và cả phụ huynh.

Thực tế, việc các trường THCS và THPT kết nối với các trung tâm IELTS để chiêu sinh là HOÀN TOÀN KHÔNG ĐƯỢC PHÉP, nhưng vẫn diễn ra. Hậu quả của việc này là để cho thông tin tư vấn sai lệch ảnh hưởng đến việc học và cơ hội học tập của học sinh.

Có thể khẳng định rằng hầu hết như các trung tâm IELTS có dấu hiệu câu kết với các trường THCS và THPT để quảng cáo khóa học đều là những trung tâm lừa đảo.

THƯ NGỎ – ĐỊNH HƯỚNG HỌC TIẾNG ANH VÀ THI CHỨNG CHỈ IELTS HỌC SINH THCS & THPT

LỜI KẾT CHO BÀI VIẾT

“Quý Phụ huynh và Học viên hãy nghiên cứu kỹ lưỡng các trung tâm, tìm hiểu về phương pháp học và kinh nghiệm luyện thi IELTS từ các thầy, cô và đội ngũ sư phạm, từ chuyên gia có uy tín, chủ động lên kế hoạch học tập và thiết lập mục tiêu IELTS phù hợp. Thực sự, chỉ có chính học viên mới người hiểu rõ và tự giúp được chính mình.”