CÁCH SỬ DỤNG 13 ĐỘNG TỪ KHIẾM KHUYẾT PHỔ BIẾN TRONG TIẾNG ANH

cách sử dụng 13 động từ khiếm khuyết ilp

Động từ khiếm khuyết (Modal verbs) được sử dụng khá phổ biến trong tiếng Anh để bày tỏ sự chắc chắn, khả năng, ý định, cần thiết… Bởi vì nhưng từ này được xem như là một trợ động từ (Auxiliary verbs) nên thường sử dụng cùng với động từ chính trong câu. 

Các động từ khiếm khuyết có thể khá phức tạp, đặc biệt khi sử dụng chúng trong cùng một câu. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn một số cách sử dụng trợ động từ khiếm khuyết dễ dàng, theo dõi nhé!

Thế nào là Động từ khiếm khuyết (Modal verbs)?

Động từ khiếm khuyết được sử dụng để diễn đạt các điều kiện giả định, chẳng hạn như đưa ra lời khuyên, yêu cầu hoặc khả năng. Bởi vì là trợ động từ nên không nhất thiết phải sử dụng riêng, và như đề cập bên trên, thường sẽ đi chung với động từ chính làm thay đổi ý nghĩa của câu. 

động từ khiếm khuyết là gì ilp

Ví dụ:

I go to the library every Friday.

I can go to the library every Friday.

Ở ví dụ thứ nhất, các bạn có thể hiểu người viết đi đến thư viện vào mỗi thứ Sáu nhưng sang câu ví dụ thứ hai, khi thêm động từ khiếm khuyết là can thì câu này đã hoàn toàn mang một nghĩa khác. 

Tức là người viết không đến thư viện vào mỗi thứ Sáu nữa, mà có khả năng đi đến địa điểm đó vào thứ Sáu nếu như rảnh hoặc có việc cần thiết. Từ câu trần thuật mà thêm động từ khiếm khuyết thì lập tức đã biến thành câu giả định. Ý nghĩa của câu theo đó cũng thay đổi.

Các động từ khiếm khuyết phổ biến mà các bạn dễ dàng gặp qua: can/could, may/might, will/would, should, must. Ngoài ra, còn có các động từ khiếm khuyết khác, thường ít được sử dụng như: shall, ought to, have to, need to. Hoặc cụm từ “used to” trong câu “I used to be an English student” có thể được xem như là động từ khiếm khuyết. 

những động từ khiếm khuyết trong tiếng anh ilp

Khi nào sử dụng Động từ khiếm khuyết?

sử dụng động từ khiếm khuyết ilp

Khi điều gì đó có khả năng xảy ra (Likelihood)

Một việc gì đó xảy ra mà bản thân mình không chắc chắn thì trong trường hợp này, các bạn có thể sử dụng những động từ khiếm khuyết sau: must, should.

Đây là hai động từ tiêu biểu dùng để diễn tả một sự việc xác suất có thể xảy ra, nhưng lại không chắc chắn.

Ví dụ:

My baby brother should be asleep by now. 

(Em trai tôi đáng lẽ nên đi ngủ ngay bây giờ.)

Diễn tả một điều có thể xảy đến (Possibility)

Trong những tình huống có thể xảy ra nhưng không chắc chắn thì các bạn sử dụng các động từ khiếm khuyết như: could, may, might.

Ví dụ:

She may become the youngest pro soccer player ever.

(Cô ấy có thể trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp trẻ nhất từ trước đến nay.)

Khả năng, năng lực, kỹ năng (Ability)

Động từ can dùng để chỉ khả năng người viết (người nói) có thể làm việc gì đó hay không. Hay dễ hiểu hơn động từ này dùng để thể hiện khả năng, năng lực hoặc kỹ năng của một người. 

Các bạn có thể sử dụng từ could để diễn tả một khả năng trong quá khứ. 

Ví dụ:

She can speak three languages, but none of them well. 

(Cô ấy biết nói cả ba ngôn ngữ, nhưng lại không quá giỏi)

My grandfather could swim fast when he was a young boy.

(Ông tôi có thể bơi nhanh khi mà ông còn là một cậu bé.)

Muốn xin phép/ yêu cầu điều gì đó (Asking Permission/ Request)

Nếu muốn xin phép để làm một điều gì đó thì hãy bắt đầu câu hỏi bằng một số động từ khiếm khuyết như may, could, can. Thường được sử dụng trong những tình huống trang trọng và lịch sự. 

Từ may rất phù hợp để sử dụng khi các bạn muốn xin phép làm điều đó. Tương tự nếu như các bạn muốn hỏi ai đó làm điều gì thì nên sử dụng các từ will, would, can, could.

Ví dụ:

May I leave early today?

(Có thể cho tôi nghỉ sớm vào ngày hôm nay không?)

Would you get that box off the top shelf?

(Bạn có muốn lấy chiếc hộp đó ra khỏi kệ trên cùng không?)

Đề xuất/ Lời khuyên (Suggestion/ Adivce)

Nếu các bạn chỉ muốn đưa ra đề xuất hoặc lời khuyên cho ai đó thì should là một từ phù hợp để sử dụng. 

Ví dụ:

You should hang out with your friends instead of lying at home.

(Thay vì nằm ở nhà thì bạn nên ra ngoài chơi với bạn bè.)

Yêu cầu, ra lệnh (Command)

Mặt khác nếu như muốn ai đó làm việc gì cho mình thì bạn nên sử dụng những nhóm từ sau: must, have to, need to.

Ví dụ:

You must/have to take your medicine before you eat.

(Bạn nên uống thuốc trước khi ăn.)

Nghĩa vụ/ Sự cần thiết (Obligation/ Necessity)

Ngoài ra, must, have to, need to còn diễn tả những hành động cấp thiết, chẳng hạn như nghĩa vụ, những yêu cầu liên quan đến trách nhiệm và bổn phận của mình. 

Ví dụ:

We have to wait for our boss to arrive.

(Chúng tôi phải đợi ông chủ của mình đến.)

Thói quen (Habit)

Để diễn tả một hành động đang diễn ra hoặc một thói quen. Would sử dụng cho những thói quen ở quá khứ và will sử dụng cho những thói quen, hành động ở hiện tại, tương lai. 

Thêm vào đó cụm từ “used to” cũng được xem là động từ khiếm khuyết khi nói những thói quen đã không còn tồn tại.

Ví dụ:

I will arrive early and leave late to every meeting.

(Tôi thường đến sớm và về muộn ở mỗi cuộc họp.)

When I lived alone, I would fall asleep with music.

(Khi tôi ở một mình, tôi thường bật nhạc để chìm vào giấc ngủ.)

Lưu ý: 

Khi các bạn sử dụng các động từ khiếm khuyết thì động từ chính sẽ luôn ở dạng nguyên mẫu. 

Công thức cần nên nhớ khi sử dụng động từ khiếm khuyết là: 

S + Modal verb + Main verb (bare-infinitive)

Nếu ở dạng phủ định thì chỉ cần thêm not vào sau động từ khiếm khuyết: 

S + Modal verb + not + Main verb (bare-infinitive)

Tương tự như trợ động từ, các bạn sẽ đưa modal verb lên đầu câu:

Modal verb + S + Main verb (bare – infinitive)?

Và đây là tất cả những cách sử dụng cho các động từ khiếm khuyết. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về các động từ khiếm khuyết và biết cách dùng đúng trong phần thi Speaking cũng như Writing. Hẹn gặp các bạn ở những bài chia sẻ tiếp theo.

Trương Nguyễn Minh Tú

Cải thiện 4 kỹ năng IELTS cùng Đội ngũ Học thuật ILP:

DÙNG LINKING WORDS ĐỂ TĂNG ĐIỂM TIÊU CHÍ COHERENCE & COHESION – DÙNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

GIẢI QUYẾT NHỮNG KHÓ KHĂN KHI LUYỆN SPEAKING IELTS TẠI NHÀ

HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH HỌC THUẬT NHƯ THẾ NÀO ĐỂ DỄ NHỚ VÀ NHỚ LÂU?