CÁCH VIẾT PIE CHART WRITING TASK 1: 03 BƯỚC CHI TIẾT ĐẠT 7.0+

Mục lục

Pie Chart (biểu đồ tròn) là dạng một bài khá đơn giản và có tần suất xuất hiện khá cao trong bài thi IELTS Writing Task 1, theo số liệu thống kê thì lên đến 30%. Với dạng bài Pie Chart, các bạn có thể dễ dàng hoàn thành nếu thực hiện theo Mô hình Tư duy 3 bước 3S.AMG

Trong bài viết này, thầy sẽ hướng dẫn cách viết Pie Chart theo 03 bước Step-By-Step để các bạn nắm rõ và có thể áp dụng vào việc tự ôn luyện tại nhà.

Đề thi Pie Chart từ Sách Cambridge IELTS

Thầy sẽ dùng một đề thi IELTS Writing Task 1 tiêu chuẩn trong sách Cambridge IELTS, chủ đề về “energy”“greenhouse gas”, để hướng dẫn các bạn cách viết Pie Chart.

Thầy cũng có một lưu ý cho các bạn là hãy dùng đề thi và tài liệu chính thức của Cambridge khi học và luyện thi IELTS sẽ đảm bảo độ chính xác nhé.

Đề bài mẫu dạng Pie Chart trích từ sách Cambridge ilp

Đề Pie Chart - cách viết Pie Chart IELTS Writing Task 1

Hướng dẫn cách viết pie chart với 3 bước chi tiết - IELTS Writing Task 1 ilp

Bước 1: Phân tích (Analysing) đề bài – viết câu Introduction

Phân tích đề bài

Ở bước đầu tiên trong cách viết Pie Chart, các bạn sẽ phải phân tích chi tiết ngôn từ trong đề bài để xác định các từ khóa (keywords).

Trong bài này, thầy thấy các từ và cụm từ dưới đây là từ khoá chính, mang ý nghĩa quyết định nội dung của đề bài.

  • “an average Australian household”
  • “greenhouse gas emissions”
  • “result from”
  • “use”

Tiếp theo, thầy sẽ bắt đầu tìm các từ đồng nghĩa (nếu có) hoặc điều chỉnh trật tự của các cụm từ trên, từ đó có thể viết được một câu khác nhưng vẫn có ý nghĩa tương tự.

Thầy lần lượt có các từ và cụm từ mới như sau:

  • “an average household in Australia”
  • “emissions of greenhouse gas”
  • “caused by”
  • “consume”

Viết câu Introduction cho dạng Pie Chart

Để viết được câu Introduction hoàn chỉnh, thầy sẽ kết hợp 2 câu đề bài thành một câu duy nhất bằng từ khóa AND để có được một câu khác có nội dung tương tự.

Viết Introduction - cách viết Pie Chart IELTS Writing Task 1 ilp

Lưu ý khi viết câu Introduction cho dạng Pie Chart

  • Ở bước này, các bạn sử dụng một câu có độ dài tối thiểu 20 từ để chuyển hoá ngôn ngữ đề bài và thậm chí cả cấu trúc câu của đề bài.
  • Như thầy đã trình bày trong nhiều bài trước, các bạn không dùng từ khóa khác để “thay thế” thông tin chính trong đề bài nếu không chắc chắn về mặt ngữ nghĩa.
  • Đôi lúc, việc chuyển hoá ngôn ngữ chỉ cần diễn ra ở cấp độ cụm từ bằng cách thay đổi trật tự từ, như vậy là đã tạo được ấn tượng Examiners rồi. Ví dụ như “greenhouse gas emissions” thay bằng “emissions of greenhouse gas”.
  • Những danh từ chỉ sự vật hiện tượng như “greenhouse gas” gần như không thể thay đổi bằng một danh từ khác có nghĩa giống hoàn toàn. Nếu vẫn muốn điều chỉnh, các bạn có thể để dành cho các phần sau của bài.

Lưu ý khi viết Introduction - cách viết Pie Chart IELTS Writing Task 1 ilp

Bước 2: Mô hình hoá (Modelling) – viết câu Overview

Cách viết Pie Chart – viết câu Overview cho Pie Chart

Tiếp theo của cách viết Pie Chart này, các bạn tiến hành mô hình hoá (modelling) xu hướng của dữ liệu chiếm phần chủ đạo (dominance) hoặc có sự biến động tăng giảm (increase/ decrease) đột ngột trong bài.

Đối với đề bài Pie Chart này, thầy thấy những thông tin nổi bật nhất như sau:

  • “heating” và “water heating” thể hiện trong bài là “account for the largest portion” trong việc sử dụng “energy” trong các hộ gia đình (domestic)
  • “other appliances” cũng “account for the largest portion” trong “emitting greenhouse gas”

Như vậy, câu Overview của thầy sẽ nhấn mạnh đến thông tin và diễn đạt theo kiểu kết hợp như sau:

Viết Overview - cách viết Pie Chart IELTS Writing Task 1 ilp

Lưu ý khi viết câu Overview cho Pie Chart

Một lưu rất rất quan trọng là các bạn KHÔNG được viết số liệu chi tiết trong câu Overview mà chỉ trình bày một cách tổng quan thôi nhé.

Sau khi hoàn thành câu Introduction và câu Overview theo cách viết Pie Chart step-by-step này, các bạn đã có hơn 60 từ, vậy là vượt qua 1/3 số từ của IELTS Writing Task 1 – dạng bài miêu tả biểu đồ tròn.

Bước 3: Generating – Viết Các Đoạn Body Paragraph 1 & 2

Cách viết Pie Chart – viết Body Paragraph 1 & 2

Các bạn phải tạo ra (generating) các đoạn Body Paragraph bằng ngôn ngữ thực sự của bản thân. Phần này, các bạn cần 1 hoặc 2 đoạn và mỗi đoạn dài từ 5-6 câu, tập trung trình bày số liệu chính (main figures) và xu thế áp đảo của dữ liệu trong bài.

Trong phần này, các bạn có thể kết hợp hoặc miêu tả riêng từng biểu đồ bằng ngôn ngữ phù hợp, làm nổi bật thông tin chính.

Thầy thấy trong biểu đồ thứ nhất ở trên có một điểm cần trình bày nên thầy dùng một mẫu câu chức năng:

  • “It can be clearly observed from the first chart that”

Thông tin chính:

  • “heating activities”

Đối với số liệu tương đối thầy viết:

  • “over 40 percent”

Động từ chính phù hợp là:

  • “spend”

Cụm từ chỉ xu thế chính của dữ liệu quan trọng trong bài là:

  • “taking the most significant proportion”

Dựa vào những điều này, thầy có một câu tổng hợp chứa đầy đủ mọi thành phần chính:

Viết Body Paragraph - cách viết Pie Chart IELTS Writing Task 1 ilp

Dựa vào kết cấu như thế này, các bạn tiếp tục phát triển những câu khác có cùng cấu trúc nhưng phải đa dạng trong cách dùng từ cũng như trật tự từ. Như vậy sẽ có được đoạn Body “chuẩn” cho bài Pie Chart Writing Task 1. 

Lưu ý khi viết Body Paragraph cho dạng Pie Chart

Các bạn cần lưu ý rằng tất cả các câu trong phần này phải bao gồm:

  • số liệu (figures),
  • khuynh hướng (trend) ,
  • tính áp đảo (dominance).

Tương tự như dạng bài Bar Chart, Line Graph, với dạng bài biểu đồ này, các bạn nên viết 2 đoạn chi tiết hoá thông tin, mỗi đoạn có độ dài từ 70-90 từ là phù hợp.

Kết luận

Với cách viết Pie Chart, Step-By-Step như trên, thầy hy vọng các bạn đã có cái nhìn tổng quan và chi tiết, hiểu rõ bản chất của phần viết “tóm tắt” biểu đồ tròn.

Cũng giống như các dạng bài viết khác của IELTS Writing Task 1 mà thầy đã trình bày, Pie Chart (biểu đồ tròn) tương đối đơn giản và rõ ràng, nếu chú ý một chút các bạn rất dễ đạt điểm cao.

CÁCH VIẾT BAR CHART WRITING TASK 1: 03 BƯỚC ĐỂ ĐẠT BAND 7.0+

Mục lục

Bar Chart (Biểu đồ cột) là một dạng bài rất phổ biến và không khó như các bạn nghĩ. Thực ra, đây là dạng đề dễ viết nhất trong phần thi Writing Task 1. Theo thống kê của thầy thì dạng Bar Chart có tần suất xuất hiện trong bài thi IELTS từ 20-25%. 

Trong bài viết dưới đây, thầy sẽ trình bày cách viết Bar Chart theo cách đơn giản bằng Mô hình Chuẩn hoá Tư duy 3S.AMG. Với phương pháp này, các bạn hoàn toàn có thể ứng dụng vào nhiều đề IELTS Writing Task 1 khác nhau, không chỉ riêng gì dạng bài Bar Chart. 

Đề thi Bar Chart mẫu từ sách Cambridge IELTS

Cũng tương tự những bài viết chuyên sâu khác về các dạng bài IELTS Writing Task 1, để minh hoạ cho cách viết Bar Chart lần này, thầy sẽ trích một đề thi mẫu từ sách Cambridge IELTS, chủ đề về “fast food”.

Các bạn cũng lưu ý rằng, trong quá trình học và luyện thi IELTS, các bạn chỉ nên dùng đề thi và tài liệu chính thức của Cambridge nhé!

Đây chính là những đề thi IELTS đã được ra thi, chính vì vậy các bạn sẽ quen với format và nắm rõ một số chủ đề phổ biến.

đề bài dạng bar chart ielts writing task 1 ilp

Đề mẫu dạng Bar Chart IELTS Writing task 1 - trích từ sách Cambridage

Tiếp theo, thầy sẽ hướng dẫn các bạn miêu tả biểu đồ này bằng mô hình 3S.AMG chỉ với 03 bước đơn giản.

cách viết bar chart - 3 bước hoàn thành đơn giản 1

Bước 1: Phân tích (Analysing) đề bài – viết câu Introduction

Cách viết Bar Chart – cách viết câu Introduction

Trước hết, các bạn tiến hành phân tích (analysing) đề bài thông qua việc xác định từ khóa chính trong câu. Ở đề bài này chúng ta sẽ có 4 từ khóa cụ thể như sau:

  • “frequency” (tần suất)
  • “fast food restaurant” (nhà hàng thức ăn nhanh)
  • “in the USA” (ở Hoa Kỳ)
  • “between 2003 and 2013” (giữa năm 2003 và 2013)

Sau khi xác định các từ khoá của đề bài, các bạn sẽ bắt tay viết lại đề bằng một câu có ý nghĩa tương đương, nhưng độ phức tạp cao hơn.

Thầy sẽ phân tích về mặt ngôn từ một xíu để việc viết câu Introduction dễ dàng hơn nhé. 

  • Từ “frequency” trong đề bài quá tốt rồi nền thầy sẽ giữ nguyên.
  • Ngoài ra, hai cụm từ “fast food restaurant” “in the USA” thầy kết hợp thành “the U.S. people’s eating in fast food restaurants”. Trong đó, thầy đã thêm vào động từ “eating” vì chắc chắn “people” là phải “eating”.
  • Khoảng thời gian “between 2003 and 2013” thầy đã chuyển thành “in the period of 2003-2013”. Các bạn cũng có thể ứng dụng các chuyển hóa ngôn ngữ này trong các đề khác nhé.

Tổng hợp lại, thầy có một câu Introduction cho đề bài Bar Chart trên như sau:

Viết Introduction - cách viết bar chart ielts writing task 1 ilp

Như vậy, thầy đã có một câu Introduction hoàn chỉnh, ý nghĩa tương đương câu đưa ra trong đề bài, tuy nhiên độ phức tạp và tính kết nối cao hơn, có thể giúp bạn “ăn điểm” dễ dàng.

Một số lưu ý khi viết câu Introduction

  • Theo thầy quan sát qua nhiều bài thi đạt band điểm cao, thầy nhận thấy rằng các bạn nên sử dụng câu Introduction có độ dài tối thiểu 20 từ.
  • Như những dạng bài IELTS Writing Task 1 khác, các bạn KHÔNG thay thế từ khóa chính khi chưa hiểu tường tận nghĩa của từ, vì khả năng rất cao là sẽ nhầm. Chẳng hạn, đối với đề trên danh từ “fast food” không nên được thay bằng “junk food” vì như vậy là ý nghĩa đã thay đổi, có thể làm các bạn mất điểm.
  • Nhiều lúc, các bạn chỉ cần thay đổi ở thời gian hay thêm một từ khác là được.

Sau khi đã hoàn thành xong câu đầu, các bạn nhìn vào biểu đồ để chuyển sang BƯỚC 2 trong phần hướng dẫn cách viết Bar Chart này nhé.

Bước 2: Mô hình hoá (Modelling) – viết câu Overview

Cách viết Bar Chart – các bước viết Overview

Ở bước này, các bạn mô hình hoá (modelling) sự tăng giảm (increase/ decrease) của số liệu (figures) hoặc làm rõ dữ liệu chiếm phần chủ đạo (dominance) trong bài bằng một câu khái quát.

Trong đề bài trích dẫn ở trên, khi nhìn vào biểu đồ các bạn thấy rằng “once a week”“once or twice a month” có tỷ lệ phần trăm (percentage) chiếm phần lớn nhất.

Các bạn có thể sử dụng từ “overall” hoặc “generally speaking” để diễn tả một nội dung chung chung và “a large proportion” hoặc “a high percentage” trong câu Overview cho đề bài này.

Như vậy, thầy sẽ có một câu Overview (tổng quan) mẫu cho bài Bar Chart như sau:

viết Overview - cách viết bar chart trong ielts writing task 1 ilpLưu ý khi viết câu Overview cho dạng Bar Chart

  • Một điểm vô cùng quan trọng khi viết câu Overview là các bạn PHẢI thể hiện được sự tăng giảm hoặc chiếm ưu thế trong đó.
  • Các bạn KHÔNG được đề cập đến số liệu chi tiết trong câu Overview nhé, chỉ trình bày một cách tổng quan thôi nha.

lưu ý khi viết Overview - cách viết bar chart ielts writing task 1 ilp

Đến bước này là các bạn đã có 2 câu với khoảng 50 từ hơn và đã được 1/3 chặng đường của phần thi IELTS Writing Task 1.

Trong phần tiếp theo ở những chia sẻ về cách viết Bar Chart này, thầy sẽ hướng dẫn các bạn làm thế nào để tạo Body Paragraph, cũng là phần quan trọng nhất. 

Ở 2 đoạn thân bài, các bạn phải viết từ 6-10 câu, chính thức tạo ra một bài “tóm tắt biểu đồ” đúng nghĩa với các chi tiết và số liệu.

Bước 3: Generating 02 đoạn Body Paragraphs

Cách viết Bar Chart – các bước viết Body Paragraph

Các bạn bắt đầu tạo ra (generating) 1 hoặc 2 đoạn Body Paragraphs cho bài Bar Chart này, mỗi đoạn từ 4-6 câu. 

Đối với đề bài trên, mỗi câu miêu tả phải bao gồm các thông tin sau:

  • figures/ numbers (số liệu)
  • time/ places (thời gian/ nơi sống)
  • similarities/ differences (tương đồng/ khác biệt)

Câu đầu tiên trong đoạn, thầy sẽ dùng cụm từ chức năng như sau – một cụm rất được giám khảo ưa chuộng:

  • “It could be clearly observed from the bar chart that…”

Đối với số liệu, thầy dùng cụm:

  • “from 25 to nearly 35 percent”

Còn về phần chủ ngữ, thầy chọn chủ ngữ áp đảo:

  • “once a week and once or twice a month”

Ngoài ra, để thể hiện xu hướng, thầy dùng cụm:

  • “taking the most significant portion”

Để đề cập đến thời gian, thầy chọn cụm đã diễn tả chuẩn trong bài:

  • “in the three years 2003, 2006, and 2013”

Và cuối cùng, thầy mở đầu đoạn Body thứ nhất bằng một câu mẫu như sau:

viết body paragraph cho dạng bar chart ielts writing task 1 ilp

Câu này dài gần 50 từ, cộng với phần mở bài (câu Introduction) và phần tổng quan (câu Overview) là chúng ta đã có hơn 100 từ. Vậy là các bạn đi được hơn 2/3 chặng đường viết Bar Chart rồi đấy, cho dù thật ra chỉ mới viết nhẹ vài câu.

Tất cả các câu tiếp theo trong Body Paragraph đều được thầy tạo ra theo phong cách viết này, đảm bảo sẽ đạt chuẩn học thuật. Các bạn có thể áp dụng để viết tiếp nhé!

Lưu ý khi viết đoạn Body Paragraph – cách viết Bar Chart

  • Các bạn có thể viết không giới hạn số từ, trong bài này, thậm chỉ các bạn viết gần 300 từ cũng là bình thường, vì chủ ngữ trong bài khá dài.
  • Việc viết dài không quan trọng, quan trọng là cấu trúc câu phải chuẩn mựcđầy đủ thông tin như thầy vừa trình bày.

Kết luận

Bar Chart (biểu đồ cột) là dạng bài xuất hiện khá nhiều trong đề thi IELTS Writing Task 1. Như cách viết Bar Chart thầy trình bày phía trên thì để hoàn thàn, yêu cầu tối thiểu 150 từ không phải là quá khó phải không nào.

Sau khi đã biết cách viết Bar Chart, các bạn có thể thêm khảo thêm những bài viết chuyên sâu khác của thầy về phần IELTS Writing Task 1 để có một góc nhìn tổng quan nhất nhé.

KỸ THUẬT PARAPHRASE CƠ BẢN CHO IELTS WRITING

Mục lục

Trong bài thi IELTS Writing, các bạn học viên phải biết một kỹ thuật ngôn từ rất quan trọng và phổ biến, có tên gọi là “paraphrase”. Trong bài viết này, thầy sẽ hướng dẫn các bạn cách paraphrase để ứng dụng trong bài Writing của mình nhé.

Paraphrase là gì?

Từ điển Cambridge định nghĩa “paraphrase” là viết hoặc nói một câu bằng cách sử dụng các từ khác nhau, đặc biệt là để đạt được sự rõ ràng hơn. 

Các bạn có thể dịch “paraphrase” sang tiếng Việt là “diễn giải”, tức là diễn đạt thông tin hoặc ý tưởng từ các nguồn khác bằng từ ngữ của riêng mình hoặc một số lượng từ tương tự như văn bản gốc.

Về mặt học thuật chính thống, “paraphrase” không đơn giản là thay thế các từ trong văn bản gốc bằng các từ đồng nghĩa hoặc sắp xếp lại cấu trúc của câu. 

Paraphrase liên quan đến việc diễn đạt lại một văn bản trong khi vẫn giữ nguyên ý nghĩa ban đầu (theo Đại học Monash, Úc).

paraphrase là gì? ilp

Về lý thuyết là như thế, nhưng trong thực tế, các bạn học viên IELTS cũng không nhất thiết phải hiểu sâu văn bản gốc để “paraphrase”. 

04 cấp độ Paraphrase trong IELTS

Đối với các bạn học viên hướng tới mức điểm IELTS 7.0+ thì trước mắt chỉ cần nắm vững kỹ thuật “paraphrase” ở 4 cấp độ sau là được.

Trong bài viết này, thầy hướng dẫn các bạn cách “paraphrase” 4 cấp độ.

4 cấp độ Paraphrase trong IELTS ilp

Đầu tiên, chúng ta phân ra 4 cấp độ ngôn ngữ, bao gồm: từ đơn (word), cụm từ (phrase), mệnh đề (clause) và đoạn văn (paragraph).

Ví dụ:

  • Từ đơn: “use”, “reduce”
  • Cụm từ: “energy use”, “use of energy”

Mệnh đề có 2 loại: 

  • Mệnh đề độc lập (còn gọi là câu): “The chart shows how cars use fuel.”
  • Mệnh đề phụ: “while cars is repaired” hoặc “which can be done”

02 bước paraphrase trong IELTS

Bước 1

Các bạn phân tích các thành phần ngôn ngữ cốt lõi của câu hoặc văn bản cần được “paraphrase”, bao gồm: 

  • chủ ngữ (subject), 
  • động từ (verb), 
  • tân ngữ (object), 
  • bổ túc từ (complement), 
  • cụm giới từ (prepositional phrases), 
  • trạng từ (adverbs)
  • mệnh đề (clause).

Bước 2

Thay đổi các từ và cụm từ này bằng từ đồng nghĩa.

Phân tích ví dụ minh họa về Paraphrase trong IELTS

Thầy sử dụng một câu đề bài viết trong phần biểu đồ bài thi IELTS Writing Task 1 (trích từ bộ đề luyện thi Cambridge IELTS Practice Tests).

ví dụ minh họa paraphrase ilp

Các thành phần ngôn ngữ cốt lõi bao gồm” động từ “show” (chỉ ra), energy (năng lượng), used (được sử dụng), an average Australian household (hộ gia đình Úc bình thường), greenhouse gas emissions (việc thải ra khí nhà kính), result from (gây ra bởi) và energy use (sử dụng năng lượng).

Cấp độ I. Đổi từ đơn

Lần lượt thay “shows” bằng “illustrates” và “compares“, thay “used” bằng “consumed“, thay “result from” bằng “caused by” thì các bạn sẽ có câu mới như sau:

Paraphrase cấp độ I ilp

Cấp độ II. Đổi từ đơn và thay đổi kết cấu cụm từ

Các bạn tiếp tục đổi cấu trúc của cụm “an average Australian household” thành “an average household in Australia” và thay “the greenhouse gas emissions” bằng “the emissions of greenhouse gas” thì sẽ có câu mới:

Paraphrase cấp độ II ilp

Cấp độ III. Đổi từ đơn, thay đổi kết cấu cụm từ và kết cấu mệnh đề

Các bạn tiếp tục thay nối 2 mệnh đề lại bằng liên từ “while” để có một câu mới 2 mệnh đề:

Paraphrase cấp độ III ilp

Cấp độ IV. Đổi từ đơn, thay đổi kết cấu cụm từ và kết cấu mệnh đề toàn diện

Các bạn lượt bổ một số thành phần, bao gồm chủ ngữ của câu thứ 2 và động từ đi kèm, và dùng liên từ “and” thay vào chỗ lượt bỏ để có một câu rất gọn gàng và khái quát.

Paraphrase cấp độ IV ilp

Vậy là các bạn đã có được 4 câu “paraphrase” ở 4 mức độ khác nhau, từ cơ bản đến phức tạp.

Kỹ thuật này giúp các bạn thể hiện kỹ thuật ngôn ngữ trong bài thi IELTS, hướng đến mức điểm IELTS 7.0+ trong bài thi IELTS Writing.

Tùy vào kiến thức tổng quát, kiến thức ngôn ngữ nền tảng và chuyên ngành, học viên lựa chọn 1 trong 4 cấp độ hoặc kết hợp tất cả để chuyển đổi ngôn ngữ phù hợp với năng lực ngôn ngữ của bản thân và bám sát đề bài.

IELTS WRITING TASK 1: DẠNG MAPS – 03 BƯỚC TIẾP CẬN GIÚP ĐẠT 7.0+

Mục lục

Dạng bài Maps (bản đồ) là dạng bài khá ít gặp trong phần thi Writing Task 1, tần suất xuất hiện của dạng bài này chỉ khoảng từ 5 đến 10%. Mặc dù Maps là một dạng dễ, không quá khó nhưng rất nhiều bạn thí sinh rất sợ gặp dạng bài này. 

Trong bài viết này, thầy sẽ trình bày cách viết dạng bản đồ theo cách tiếp cận thực tế “thấy gì viết đó” tương tự như dạng bài Process.

Các bạn hãy xem kỹ hướng dẫn sau đây nhé!.

Đề mẫu dạng Maps từ sách IELTS Cambridge

Tương tự như những bài viết Step-By-Step khác thầy đã đề cập trước đó của phần thi IELTS Writing Task 1, thầy dùng đề thi của bộ Cambridge IELTS để hướng dẫn các bạn làm trực tiếp trên đó.

Trong quá trình tự học, bạn cũng chỉ nên dùng đề thi IELTS chính thức để đảm bảo độ chính xác, bám sát với đề thi.

Lấy ví dụ đề mẫu như sau:

Đề mẫu dạng maps trong IELTS Writing task 1 ilp

dạng maps ielts writing task 1

Tiếp theo, thầy sẽ hướng dẫn các bạn tóm tắt bản đồ này bằng mô hình 3S.AMG theo cách đơn giản và nhanh gọn. Đây là cách làm chung cho các dạng bài Writing Task 1.

các bước làm dạng maps IELTS Writing task 1 ilp

Bước 1: Phân tích (Analysing) Maps (Bản Đồ) – viết câu Introduction

Cách viết câu Introduction cho dạng bài Maps trong Writing Task 1

 Sau khi đọc đề bài, các bạn hãy phân tích 3 từ khóa chính trong câu, bao gồm các từ:

  • “a public park”
  • “first”
  • “opened”

Vì tất cả các “maps” đều phải có sự thay đổi đáng kể nên thầy sẽ thêm vào cụm từ:

  • “remarkable changes”

Và chuyển thể từ opened thành opening. Ngoài ra, từ chức năng khác thay cho show“illustrate”.

Như vậy, sau quá trình phân tích từ đề bài cho sẵn thì thầy đã có một câu mới, đảm bảo chất lượng cả về mặt ngôn từ và ngữ nghĩa.

Câu Introduction dạng Maps IELTS Writing task 1 ilp

Lưu ý khi viết câu Introduction cho dạng bài Maps Writing Task 1

  • Dù đề bài khá đơn giản, nhưng nếu các bạn biết cách vận dụng vốn từ vựng sẵn có, các bạn vẫn có thể viết được một câu có độ dài tối thiểu 15 từ.
  • Trong bài này có nói đến thời gian quá khứ, nên các bạn PHẢI chú trọng vào thì, chỉ cần dùng thì hiện tại hoàn thành hoặc tương lai gần là ổn.

Sau khi đã hoàn thành câu mở đầu bài viết, các bạn hãy quan sát kĩ hai bản đồ và tiếp tục chuyển sang bước modelling (mô hình hoá).

Bước 2: Mô hình hoá (Modelling) – viết câu Overview cho Maps

Các bước viết câu Overview cho dạng Maps

Các bạn mô hình hoá (modelling) sự thay đổi giữa 2 bản đồ bằng các từ liên quan đến yếu tố thay đổi (change), cải tiến (improvement) hoặc phát triển (development).

Trong bài này, khi nhìn vào 2 bản đồ, các bạn thấy có nhiều thành phần cơ bản được giữ nguyên, vì vậy thầy sẽ dùng từ:

  • retain hoặc maintain

Để diễn tả việc một số chi tiết được thêm vào, thầy dùng động từ “add”. Ngoài ra, thầy có thể dùng thêm một trong các cụm từ:

  • elements
  • basic
  • essential
  • main

Để diễn tả sự chuyển vị trí quan trọng, chúng ta dùng:

  • “significant relocation”

Thêm từ và cụm từ chỉ dấu ngôn ngữ thể hiện sự khái quát:

  • in general
  • overall
  • looking from an overall perspective

Thêm từ chỉ sự liệt kê:

  • include

Sau cùng, thầy có một câu mẫu như sau:

Câu Overview Dạng Maps IELTS Writing Task 1 ilp

Lưu ý khi viết câu Overview cho dạng bài Maps

  • Các bạn PHẢI liệt kê đủ các chi tiết vẫn giữ nguyên và đã thay đổi trong 2 bản đồ.
  • Trong phần này, các bạn chỉ trình bày một cách tổng quan, KHÔNG được miêu tả sâu chi tiết các sự thay đổi.

Vậy là các bạn đã hoàn thành 2 câu chức năng quan trọng của bài, đạt hơn 45 từ và được gần 1/3 chặng đường miêu tả bản đồ trong phần thi Writing Task 1 này.

Trong phần viết tiếp theo, các bạn phải viết từ 8-10 câu, tạo ra một bài viết tóm tắt những sự thay đổi đáng kể trong bản đồ.

Bước 3: Generating 02 Body Paragraphs

Các bước viết Body Paragraph 01 & 02 Writing Task 1 dạng Maps

Các bạn cùng thầy tạo ra (generating) khoảng 2 đoạn văn, mỗi đoạn từ 4-5 câu, mỗi câu miêu tả phải bao gồm các thông tin sau:

Câu đầu tiên trong bài, thầy sẽ dùng cụm từ chức năng:

  • “It could be easily observed from the maps that…”

Về động từ, thầy dùng:

  • “replace”
  • “surround”

Danh từ “seats” thầy phát triển thành:

  • “seating arrangements”

Về vị trí, thầy tập trung vào trung tâm nên dùng 1 trong 2 lựa chọn:

  • “in the middle”
  • “in the centre”

Các chủ thể mà thầy sử dụng lấy từ trong đề bài:

  • “fountain”
  • “rose garden”

Và cuối cùng, thầy kết nối các thành phần bằng cấu trúc đơn giản để có câu bên dưới:

Viết Đoạn Thân Bài Dạng Maps trong IELTS Writing task 1 ilp

Câu này dài gần 25 từ, cộng với phần mở bài là chúng ta đã có gần 70 từ, vậy là các bạn đi được gần 1/2 bài viết, trong khi chỉ mới tóm tắt nhẹ chút thông tin.

Các bạn duy trì chuẩn học thuật và cách thức tạo lập ngôn ngữ chi tiết như vậy trong bài IELTS Writing, không chỉ Task 1 mà còn ở Task 2, việc đạt band điểm 7.0+ là điều hoàn toàn có thể.

Lưu ý khi viết Body Paragraph cho dạng bài Maps (Bản Đồ)

  • Các bạn không cần quá quan tâm đến giới hạn từ của đề bài và viết hơn 300 từ là bình thường với các bài nhiều thông tin như trong bài này.
  • Các bạn dùng cấu trúc câu chuẩn mực, rõ ràng giữa các thành phần và tránh tuyệt đối các lỗi ngữ pháp.

Kết luận

Nếu hiểu rõ nguyên lý và các bước thực hiện thì bạn sẽ thấy dạng bài Maps (bản đồ) của phần thi IELTS Writing Task 1 không hề khó chút nào.

Chỉ cần làm theo từng bước, Step-By-Step như trên là bạn có thể dễ dàng target band 7.0 khi gặp dạng bài này khi đi thi đấy.