CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRONG IELTS SPEAKING – PHẦN 1

Mục lục

Trong bài thi IELTS Speaking, để đạt được band điểm cao, ngoài việc trả lời đầy đủ, đúng ý và không lạc đề, thí sinh còn phải dùng đúng ngữ pháp, đa dạng về từ vựng và tránh được các lỗi thường gặp. 

Vậy lỗi thường gặp trong IELTS Speaking là những lỗi như thế nào? Bạn có đang mắc phải những lỗi này? Hãy tìm hiểu thật kỹ từ bài viết này để có cho mình một biện pháp khắc phục kịp thời các bạn nhé!

1. Học thuộc lòng câu trả lời – lỗi thường gặp trong IELTS Speaking

lỗi thường gặp trong ielts speaking - dấu hiệu biết thí sinh học thuộc lòng 1

Nhiều thí sinh thường có thói quen chuẩn bị và học thuộc lòng câu trả lời bài thi IELTS Speaking trước khi tham gia kỳ thi chính thức. Tuy nhiên, giám khảo chấm thi có đủ kinh nghiệm để nhận ra thí sinh có học thuộc câu trả lời hay không và dĩ nhiên bạn sẽ bị trừ điểm nếu như mắc lỗi này. 

Các dấu hiệu trả lời thuộc lòng dễ dàng nhận ra có thể kể đến như sử dụng ngôn ngữ “văn viết “ trong bài thi, nói nhanh và đều như “máy”, giọng điệu nói thiếu tự nhiên hoặc có thể là cố gắng nói “lái” sang một nội dung khác đã chuẩn bị trước để trả lời.

2. Quá lạm dụng “từ nối”

lỗi thường gặp trong ielts speaking - lạm dụng từ nối 1

Sử dụng các từ nối hoặc liên từ (however, for example, on the other hand, first,…) vào câu trả lời sẽ giúp cho phần trả lời tăng tính “logic” và sự liên kết chặt chẽ. Tuy vậy nếu lạm dụng “quá mức” các từ này đến mức không cần thiết sẽ khiến bạn mất điểm trong phần thi IELTS Speaking.

Trái ngược với công dụng vốn có của từ nối – liên từ, khi bạn sử dụng loại từ này quá nhiều có thể sẽ làm bài thi Speaking của bạn trở nên “cứng nhắc” và không còn tự nhiên.

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần lưu ý các từ mang tính chất trang trọng, thường được dùng trong văn viết thay vì văn nói để tránh bị mất điểm “oan” có thể kể đến như: “furthermore”, “moreover” hay “in addition”.

3. Sử dụng quá nhiều từ vựng nâng cao và cấu trúc ngữ pháp phức tạp

lỗi thường gặp trong ielts speaking - cấu trúc 1

Đối với các IELTS-er, một quan điểm thường thấy từ các bạn là phải sử dụng những từ vựng nâng cao (Advanced vocabulary) và các cấu trúc ngữ pháp phức tạp để bài thi IELTS Speaking đạt band điểm cao. 

Chính quan điểm này đã vô tình tạo ra một thực trạng không tốt khi thí sinh cố gắng học thuộc những từ vựng và cấu trúc câu phức tạp làm cho phần thi Speaking không còn được tự nhiên.

Trong một số trường hợp, thí sinh sử dụng từ vựng không đúng ngữ cảnh hoặc không hiểu rõ ý nghĩa của từ cũng rất dễ bị mất điểm trong phần thi Speaking. Đây chính là một lỗi thường gặp trong IELTS Speaking khá nhiều bạn mắc phải.

Nếu trong IELTS Writing, việc sử dụng nhiều cấu trúc câu phức tạp dễ dàng “ghi điểm” với giảm khảo, thì ngược lại ở IELTS Speaking, các bạn hãy nên sử dụng các cấu trúc câu giao tiếp đơn giản để tạo được sự tự nhiên cho phần nói. Ngoại trừ trường hợp, nếu bạn thật sự nắm vững các cấu trúc câu phức tạp này một cách “nhuần nhuyễn” thì hãy sử dụng.

Thay vì cố gắng dùng một ngữ pháp quá phức tạp hãy sử dung một câu đơn giản đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và tân ngữ. Để tạo nên các cấu trúc câu phức tạp có thể sử dụng đến các từ nối (and, but, however,…) để liên kết các câu đơn giản. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng đến các mệnh đề quan hệ như who, whom, which, that,…hoặc cũng có thể là mệnh đề “If”.

4. Lỗi im lặng 

lỗi thường gặp trong ielts speaking - lỗi im lặng 1

Sự nhẫn nại của người bản xứ thường không cao, vì thế bạn không nên để giám khảo chờ đợi câu trả lời của bạn quá lâu. Bạn có thể ngập ngừng vài giây trước khi nói hoặc khi tạm ngừng giữa các ý tưởng, nhưng hãy chú ý rằng nếu sự im lặng của bạn vượt quá “5 giây” khi trả lời thì chắc chắn rằng bạn sẽ bị trừ điểm.

Thay vì tạo những khoảng “im lặng” trong phần thi, các bạn có thể sử dụng các mẫu câu sau để tranh thủ thêm thời gian suy nghĩ cho mình.

  • That’s a tough/ difficult question. Let me think for a second/ moment
  • That’s a very interesting question. Let me see…
  • It’s very difficult to know exactly, but perhaps…
  • In my opinion,… 
  • As far as I am concerned…

5. Nói câu “I don’t understand”

không dùng i dont understand 1

Có rất nhiều cách để giúp bạn làm rõ ý nghĩa của câu hỏi, thay vì nói câu “I dont’t understand” (Tôi không biết), bạn hãy đưa ra đề nghị làm rõ câu hỏi một cách trực tiếp hoặc kiểm tra xem mình đã hiểu đúng ý câu hỏi chưa bằng các mẫu câu:

  • Could you say that again, please? (Bạn có thể nhắc lại câu hỏi được không?)
  • Do you mean…? (Có phải ý của bạn là…?)

Điều này giúp bạn thể hiện với giám khảo rằng bạn là một người linh hoạt, chủ động và phần nào đó hiểu được ý nghĩa của câu hỏi.

6. Nói “quá nhiều” hoặc “quá ít”

lỗi thường gặp trong ielts speaking - nói quá nhiều hoặc quá ít 1

Trong IELTS Speaking, thể hiện khả năng tiếng Anh của mình là điều giúp bạn “ghi điểm” với giám khảo vì thế nội dung nói của bạn không nên quá ít vì sẽ rất khó cho người chấm thi thấy được khả năng thực sự của bạn thân.

Mặt khác, nói quá nhiều cũng thật sự không tốt đối với bạn vì câu trả lời của bạn có thể bị dài “lê thê”, thiếu mạch lạc và có thể “lạc đề”, chưa kể đến việc bạn nói nhiều có thể mắc nhiều lỗi hơn.

Đối với Part 1 của IELTS Speaking, bạn hãy nói 2-4 câu cho mỗi câu hỏi.

Ở Part 2, thời gian đã có sẵn giới hạn nên bạn có thể lường trước về nội dung nói cho vừa đủ. Riêng với Part 3, bạn nên cố gắng nói từ 3 đến 6 câu đối với mỗi câu hỏi để đạt được số điểm ổn nhất.

Qua những chia sẻ của bài viết về một số lỗi thường gặp trong IELTS Speaking như trên, hi vọng sẽ giúp các bạn phần nào phát hiện những lỗi mình đang gặp phải và có hướng giải quyết tốt nhất.

Hãy cùng theo dõi tiếp Phần 2 của bài viết này để giải quyết một cách “triệt để” các lỗi thường gặp và đạt được band điểm tốt nhất các bạn nhé!

Trần Nguyễn Anh Khoa

Có thể bài đang tìm kiếm những chia sẻ bên dưới:

TỔNG HỢP ĐỀ THI IELTS SPEAKING THẬT NĂM 2022 (THÁNG 1 – THÁNG 4)

KINH NGHIỆM TỰ LUYỆN SPEAKING IELTS – MẸO HAY VƯỢT ẢI

KINH NGHIỆM TỰ LUYỆN SPEAKING IELTS – MẸO HAY VƯỢT ẢI

Mục lục

Làm sao để đạt điểm cao trong bài thi IELTS Speaking? Bên cạnh Writing thì Speaking có lẽ là kỹ năng khiến khá nhiều bạn “e ngại” vì phải đối mặt “face-to-face” với giám khảo (examiner). 

Trong bài viết này, thầy sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm tự luyện Speaking IELTS vô cùng hiệu quả để giúp các bạn tự tin chinh phục Band 7.0+ của bài thi IELTS Speaking.

Một góc nhìn tổng quan về IELTS Speaking

Nếu IELTS Writing là kỹ năng thể hiện bằng việc viết đoạn (thông quan viết cụm, câu và đoạn) thì bài thi IELTS Speaking tập trung kiểm tra kỹ năng diễn đạt ngôn từ thông qua phát âm từ (word), câu (sentence) và cả đoạn (paragraph).

sự khác biệt giữa speaking và writing - kinh nghiệm tự luyện speaking ielts 1

Về bố cục, bài nói và bài viết không khác nhau đáng kể, nhưng về phương tiện diễn đạt thì khác nhau. Trong khi IELTS Writing là kỹ năng thể hiện bằng văn bản thì IELTS Speaking là kĩ năng thể hiện bằng lời nói.

Bài thi IELTS Speaking được cho “khó nhằn” với những thí sinh chưa được luyện tập nhiều về kỹ năng nói, một phần do chưa có môi trường “bản ngữ” để các bạn ôn luyện thường xuyên.

Ngoài ra, cũng có nhiều quan điểm về phương pháp luyện tập cho phần thi này nên các bạn dễ bối rối, không biết hướng đi phù hợp.

Trong phần tiếp theo, thầy sẽ trình bày tổng quan về các Part của IELTS Speaking và kinh nghiệm tự luyện Speaking IELTS hiệu quả để giúp các bạn dễ dàng vượt qua phần này của bài thi IELTS.

Kinh nghiệm tự luyện Speaking IELTS Part 1

Với phần Part 1 của IELTS Speaking, thầy khuyên các bạn nên:

Kinh nghiệm tự luyện Speaking IELTS Part 1 ilp

Bài thi IELTS Speaking Part 1 thực ra chỉ mang tính khởi động (warm-up), cho nên các bạn đừng cố gắng thể hiện quá nhiều, mà hãy cố gắng tập trung trả lời đúng trọng tâm.

Câu hỏi trong phần này dài khoảng 5 đến 12 từ, ví dụ: How often do you study English at home?”. Các bạn thấy đấy, câu hỏi khá đơn giản và không yêu cầu nhiều về kỹ năng tư duy.

Các bạn chỉ cần: “có gì, nói đó, hỏi gì, trả lời đúng như vậy” là đạt yêu cầu.

Khi giám khảo hỏi:

  • Where are you from?

thì các bạn trả lời trực tiếp:

  • I’m from …”

Và có thể giải thích thêm bằng cách nói thêm 1 hoặc 2 câu về where các bạn đến, như ở:

  • “…a city in the central highland of Vietnam

Nhưng chú ý, đừng đi quá xa vấn đề where.

Các bạn hãy tưởng tượng, nếu trong tiếng Việt, các bạn nói thế nào, thì trong tiếng Anh nên trả lời như vậy.

Đối với phần này, theo kinh nghiệm của thầy thì một câu trả lời chân thật (dù đã có chút chuẩn bị) tốt hơn một câu trả lời hoành tráng nhưng quá cường điệu.

Kinh nghiệm tự luyện Speaking IELTS Part 1 - trả lời như thế nào 1

Kinh nghiệm tự luyện Speaking IELTS Part 2

Với phần thi IELTS Speaking Part 2, theo thầy thì các bạn nên:

Kinh nghiệm tự luyện Speaking IELTS Part 2 ilp

Trong phần 2 của bài thi IELTS Speaking này, điều khó nhất các bạn phải làm là làm sao để trả lời liên tục trong vòng 2 phút, không ngừng nghỉ.

Dưới đây là một cue-card điển hình của Part 2 IELTS Speaking.

Thứ nhất, bạn phải luyện sâu (Practice Deeply)

Thật ra, để có thể nói được một đoạn tương đối dài trong thời gian 02 phút, dù là bằng tiếng Việt cũng không dễ dàng nếu không có sự chuẩn bị trước. Cho nên, các bạn phải luyện tập thật kỹ ở nhà để duy trì khả năng “nhả chữ” trong thời gian tối đa hai phút.

Một trong những phương pháp luyện tập dễ làm nhất là các bạn hãy chuẩn bị một đoạn văn có độ dài từ 200-300 từ, kiểm tra và điều chỉnh lại từ ngữ để phù hợp với văn nói, học các ý chính và nếu được thì học thuộc cả đoạn, và nói đi nói lại nhiều lần để làm quen với khả năng duy trì ngôn ngữ trong thời gian 02 phút.

luyện tập ielts speaking - kinh nghiệm tự luyện speaking ielts 1

Thứ hai, các bạn phải nghĩ nhanh (Think Quickly)

Trong IELTS Speaking Part 2, cả 4 câu hỏi xuất hiện cùng lúc trên thẻ câu hỏi (cue-card) và các bạn chỉ có thời gian không quá 01 phút để suy nghĩ, cho nên các bạn phải luyện tập để nghĩ ra thật nhanh từ khoá phù hợp với câu hỏi.

Việc nghĩ nhanh phải dựa trên nền tảng kiến thức và kĩ năng ngôn ngữ, và quan trọng hơn là các việc luyện tập liên tục trong suốt cả quá trình ôn luyện. Đây là kinh nghiệm tự luyện Speaking IELTS rất quan trọng mà các bạn cần nắm.

Cuối cùng, các bạn phải nhớ lâu (Remember Longer)

Việc nghĩ nhanh ra câu trả lời cho cả 4 câu hỏi trong bài thi IELTS Speaking Part 2 sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu các bạn quên mất một hoặc thậm chí 2 trong 4 câu hỏi vừa rồi, dẫn đến việc bỏ sót thông tin trong bài.

Việc nhớ lâu, tuỳ thuộc nhiều vào kiến thức và kĩ năng ngôn ngữ cũng như mức độ luyện tập sâu của các bạn.

remember longer trong ielts speaking 1

Kinh nghiệm tự luyện Speaking IELTS Part 3

Thông thường, nhiều bạn cho rằng câu hỏi trong phần này thường yêu cầu các bạn một chút về kỹ năng tư duyý tưởng

Tuy nhiên, các bạn hoàn toàn có thể làm tốt phần này nếu nắm được công thức chung gồm 2 thành phần như sau:

02 thành phần giúp bạn hoàn thành tốt IELTS Speaking Part 3 ilp

Đầu tiên, trong phần IELTS Speaking Part 3, các bạn nhận dạng (recognise) chủ đề của câu hỏi qua các từ khoá.

Ví dụ:

Khi nghe câu hỏi What do you think people can learn from travelling to other countries?”, các bạn định hình ngay câu hỏi đang đề cập đến chủ đề du lịch và những thứ liên quan whatlearn, từ đó các bạn liên tưởng đến các thông tin chi tiết liên quan để trả lời, cụ thể là cultures” hoặc “traditions and customs.

Sau khi xác định chủ đề của bài, và có các ý trả lời chính, các bạn chi tiết hoá (specify) câu trả lời bằng các thông tin chi tiết, ví dụ tên riêng, trải nghiệm hoặc con số.

Ví dụ:

Sau khi dùng ý chính cultures để trả lời cho câu hỏi ở trên, các bạn thêm rằng, in a journey to… các bạn đã biết được why people in … celebrate và điều đó extremely amazing.

Các bạn chú ý đừng trả lời quá dài dòng hoặc cố gắng nói quá nhiều trong câu trả lời của mình. Một câu trả lời “thật”, tập trungchính xác về mặt ngôn từ là điều rất quan trọng.

Kết luận

Có nhiều cách tiếp cận với bài thi IELTS Speaking nhưng dù là cách nào đi chăng nữa thì muốn đạt được kết quả cao, bạn phải hiểu rõ cấu trúc bài thi và có một quá trình ôn luyện thực sự nghiêm túc và tập trung. 

Thầy hy vọng bài viết chia sẻ về kinh nghiệm tự luyện Speaking IELTS này sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trong quá trình chuẩn bị cho bài thi IELTS Speaking.

Chúc các bạn chuẩn bị thật tốt và đạt kết quả cao trong bài thi IELTS.

SỬ DỤNG FILLER WORDS TĂNG SỰ TỰ NHIÊN KHI NÓI TIẾNG ANH

Mục lục

Như các bạn đã biết, bài thi IELTS Speaking được đánh giá dựa trên 4 tiêu chí: Từ vựng, Ngữ pháp, Phát âm Độ trôi chảy mạch lạc.

SPEAKING: Band Descriptors (public version)

Trong các tiêu chí này, Độ trôi chảy mạch lạc (Fluency and Coherence) đặc biệt chú trọng đến khả năng sử dụng các Filler words (Discourse markers) một cách đa dạng và đúng ngữ cảnh khi nói tiếng Anh. Nếu bạn sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, kỹ năng Speaking của bạn sẽ có sự tiến bộ rõ rệt về mặt ngữ điệu, sự tự nhiên như 1 người bản xứ.

MỘT SỐ DISCOURSE MARKERS PHỔ BIẾN TRONG IELTS WRITING

Filler words là gì?

Filler words là những từ (cụm từ) được sử dụng để lấp đầy khoảng im lặng khi bạn nói Tiếng Anh. Trong Tiếng Anh thông dụng, có rất nhiều loại Filler words – hay còn được biết đến với tên gọi khác là Fluency Discoure Markers. 

Filler words là gì - nói tiếng anh 1

Những từ này, về mặt ngữ nghĩa, sẽ KHÔNG làm thay đổi ý nghĩa của câu nói. Tuy nhiên, filler words lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm tăng sự diễn đạt một cách tự nhiên và lấp các khoảng ngập ngừng khi nói. 

Các bạn cùng xem ví dụ:

“I feel like, the act of wanting to pursue something maybe even more precious than actually becoming that thing, you know?” 

Nếu các bạn bỏ những từ “like”, “you know” trong câu này, thì có được câu mới như sau: “I feel the act of wanting to pursue something maybe even more precious than actually becoming that thing” và câu này hoàn toàn đầy đủ và đúng về mặt nghĩa. 

ví dụ về filler words - nói tiếng anh 1

Tuy nhiên việc sử dụng các từ như “like”“you know” lại rất phổ biến khi nói Tiếng Anh. Các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những từ như này trong giao tiếp hằng ngày, phim ảnh hay các show truyền hình của người bản xứ. 

Dù có vẻ không quá hữu ích cho mục đích truyền tải thông tin, các từ này thực ra đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt là tiếng Anh hiện đại.

Sử dụng Filler words giúp tăng sự tự nhiên khi nói Tiếng Anh ra sao?

Nhắc đến một người được cho là thành thạo Tiếng Anh, bạn có thể nghĩ rằng, kĩ năng Speaking của họ hoàn hảo tới mức, khi giao tiếp không cần dừng lại nên không phải dùng đến Filler words. 

Tuy nhiên trên thực tế, thậm chí đến người bản xứ cũng rất thường xuyên sử dụng Filler words. Đây chính là cách để nói Tiếng Anh nghe tự nhiên, cốt yếu nhằm tăng độ trôi chảy, định hướng tính mạch lạc của câu trả lời cũng như dẫn dắt cảm xúc của người nói giúp câu trả lời trở nên tự nhiên hơn và giống với tiếng Anh của người bản xứ hơn.

LUYỆN NÓI TIẾNG ANH HIỆU QUẢ NHỜ KỸ THUẬT SHADOWING

sử dụng filler words để nói tiếng anh tự nhiên hơn 1

Đối với những bạn hướng tới band điểm thi từ 6.0 trở lên, khả năng sử dụng các Filler words cũng đóng vai trò khá quan trọng. Các bạn có thể dừng để nghĩ khi không chắc nên trả lời như thế nào, hay đột nhiên quên mất từ đúng cần dùng. Tip ở đây là bạn cần tìm đúng Filler words để sử dụng trong khi đang bận sắp xếp các ý trong đầu.

04 tình huống cần lưu ý khi sử dụng Filler words

04 tình huống cần lưu ý khi dùng filler words khi nói tiếng anh 1

Filler words được sử dụng cho một số mục đích cơ bản trong Tiếng Anh như sau: 

Thể hiện việc bạn đang cân nhắc ý tưởng

Sử dụng Filler words khi bạn cần phải suy nghĩ thêm về câu trả lời hoặc đưa ra kết luận. 

Ví dụ:

I basically…did yoga almost every weekend in high school.

(Về cơ bản, tôi … đã tập yoga hầu như mỗi cuối tuần ở trường trung học.)

Giảm mức độ nghiêm trọng của câu trả lời

Trong một số tình huống xấu hổ, việc sử dụng Filler words như một từ đệm sẽ làm cho câu nói nhẹ nhàng hơn.

Ví dụ:

Well, I would say that, um, I did not have the time to maintain that healthy habit when I was at college.

(Tôi sẽ nói rằng, ừm, tôi không có thời gian để duy trì thói quen lành mạnh đó khi tôi còn học đại học.)

Làm tăng giảm mức độ hoặc thể hiện thái độ của người nói trong câu

Mặc dù các từ đệm không đưa thêm thông tin mới vào câu, nhưng có thể được sử dụng để thay đổi tông giọng hoặc thái độ hàm ý trong câu nói.

dùng filler words khi nói tiếng anh để thay đổi tông giọng 1

Ví dụ:

I think pets are cute. Đây là một câu đưa ra quan điểm đơn thuần của người nói.

Actually, I think pets are cute. Thể hiện sự đối nghịch với quan điểm đã đưa ra trước đó, có thể là không đồng tình.

Kéo dài thời gian

Trong một số hoàn cảnh, các từ đệm sẽ rất hữu ích trong việc giúp các bạn có thêm thời gian để trả lời, đặc biệt khi không muốn trả lời thẳng thắn hoặc chưa biết cách trả lời thế nào cho phù hợp.

Ví dụ:

Khi được hỏi tại sao mình lại không thích một điều gì đó phổ biến như món ăn truyền thống chẳng hạn, người nói cần cân nhắc một chút và tránh đưa ra câu trả lời phản cảm.

– Q: Why don’t you like your country’s traditional food?

– A: Uhh, um….well, you see…I just don’t like the sweet taste of it since most of the time, I tend to prefer eating something sour and spicy.

Top những Filler words thông dụng nên biết trong tiếng Anh

1. Well

“Well” được dùng cho một vài trường hợp như để thể hiện bạn đang suy nghĩ hoặc để ngừng giữa câu một cách tự nhiên khi nói tiếng Anh.

well - filler words khi nói tiếng anh 1

Ví dụ: 

Well, I think the best solution for this problem is talking with each other.

(Tôi nghĩ giải pháp tốt nhất cho vấn đề này là nói chuyện với nhau.)

Students these days are more open-minded about having tattoo, well, gay marriage.

(Sinh viên ngày nay cởi mở hơn về việc xăm hình, ừ thì, hôn nhân đồng tính.)

CÁCH LUYỆN NÓI TIẾNG ANH MỘT MÌNH THEO PHƯƠNG PHÁP EFFORTLESS ENGLISH

2. Like

“Like” được sử dụng để chỉ một thứ gì đó không hoàn toàn chính xác hoặc khi bạn đang cần chút thời gian suy nghĩ nên dùng từ gì tiếp theo để diễn đạt ý.

like - filler words khi nói tiếng anh 1

Ví dụ:

Actually, the trip wasn’t like what we expected. It was like…..still fun, but, unfortunately too exhausting.

(Thực sự thì chuyến đi không như những gì chúng tôi mong đợi. Nó kiểu như… .. vẫn rất vui, nhưng tiếc là quá mệt mỏi.)

3. Um, er, uh, Hmm

Những từ này chủ yếu được sử dụng để thể hiện sự do dự, như khi không biết hoặc không muốn trả lời hoặc đang cần thời gian để suy nghĩ và đưa ra quyết định.

um,er,uh,hmm - filler words khi nói tiếng anh 1

Ví dụ:
Hmmm…I would love to go picnic. The surrounding environment is…..er…… really ideal for chilling with my friends.

(Hmmm… Tôi rất thích đi dã ngoại. Môi trường xung quanh là… ..er …… thực sự lý tưởng để thư giãn với bạn bè.)

4. You see & You know

You see

You know

  • Chia sẻ một vấn đề mà người nói cho rằng người nghe không biết về thông tin đó.
  • Ví dụ: You see, it’s better if you do your homework before dinner. (Bạn thấy đấy, sẽ tốt hơn nếu bạn làm bài tập về nhà trước khi ăn tối.)
  • Chia sẻ về vấn đề mà người nói cho rằng người nghe đã biết.
  • Ví dụ: I’m not happy with the situation but, you know, there isn’t much I can do about it. (Tôi không hài lòng với tình huống này nhưng bạn biết đấy, tôi không thể làm được gì hơn.)

5. I mean

“I mean” được sử dụng để làm rõ ý hoặc nhấn mạnh thái độ, cảm xúc của người nói về một vấn đề nào đó.

i mean filler words khi nói tiếng anh 1

Ví dụ:

I mean, he’s a good teacher, but I just don’t like him.

(Ý tôi là, anh ấy là một giáo viên tốt, nhưng tôi không thích anh ấy.)

07 TỪ VỰNG TIẾNG ANH MÔ TẢ MỨC ĐỘ PHỔ BIẾN/ NỔI TIẾNG (NGOẠI TRỪ FAMOUS)

6. Actually/Basically

Đây đều là các trạng từ được dùng như từ đệm giúp làm tăng mức độ của câu nói khi nói tiếng Anh. 

Actually

Basically

  • Chỉ 1 điều gì đó người nói cho là đúng trong khi những người khác có thể không đồng tình.
  • Ví dụ: Actually, gamification are not only fun but also useful in some ways. (Trên thực tế, trò chơi game hóa không chỉ thú vị mà còn hữu ích theo một vài cách nào đó.)
  • Thay đổi nghĩa của câu nhẹ nhàng hơn và thường được dùng khi người nói muốn tổng kết điều gì đó. 
  • Ví dụ: Basically, there are some distinct advantages of having tall buildings in the city. (Về cơ bản, có một số lợi thế khác biệt khi có các tòa nhà cao tầng trong thành phố.)

7. Or something

“Or something” là một cách kết thúc một câu, hàm chứa ý nghĩa rằng người nói đang diễn đạt một thứ không hoàn toàn chính xác.

or something - filler words khi nói tiếng anh 1

Ví dụ:

As far as I remember, it took me almost three hours to prepare for the dish and I had to used ten different ingredients in total, or something like that.

(Theo như tôi nhớ, tôi đã mất gần ba giờ để chuẩn bị cho món ăn và tôi đã phải sử dụng tổng cộng mười nguyên liệu khác nhau, hoặc một cái gì đó tương tự.)

Trên đây là định nghĩa về Filler words (Discourse markers) và cách sử dụng để tăng sự tự nhiên khi nói Tiếng Anh. Bên cạnh đó, cô cũng đã đưa ra một số trường hợp lưu ý khi sử dụng Filler words trong Tiếng Anh mà các bạn nên biết. 

Hi vọng qua các kiến thức mà cô đã chia sẻ, các bạn có thể vận dụng và giúp ích trong quá trình học IELTS. Chúc các bạn học tập tốt!

Đặng Mỹ Trinh

Cải thiện kỹ năng IELTS Speaking cùng Đội ngũ Học thuật ILP:

IELTS SPEAKING TOPIC: FRIENDS – BÀI MẪU BAND 7.5 – 8.0

BÍ KÍP TĂNG ĐIỂM IELTS SPEAKING NHỜ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PARAPHRASE NHUẦN NHUYỄN

ĐỂ GHI ĐIỂM TIÊU CHÍ “PRONUNCIATION” TRONG BÀI THI SPEAKING IELTS

LINKING IDEAS – LIÊN KẾT Ý TƯỞNG MỘT CÁCH CHẶT CHẼ TRONG IELTS SPEAKING

Mục lục

Để trình bày một vấn đề hoặc trả lời câu hỏi có tính liên kết ý tưởng một cách rõ ràng, có tính tổ chức, tránh tình trạng bối rối, hồi hợp trong quá trình thi IELTS Speaking, bạn nên sắp xếp ý tưởng và liên kết chúng lại với nhau. Điều này giúp giám khảo có thể thấy bạn giao tiếp một cách lưu loát, và đồng thời nắm bắt cấu trúc bài nói mà bạn trình bày một cách dễ dàng hơn. Trong bài viết này cùng mình tìm hiểu chi tiết những cách thức để giúp các bạn dễ dàng linh hoạt trong việc sử dụng Linking ideas nhé!

BỘ ĐỀ FORECAST IELTS SPEAKING QUÝ 2/2022

Linking ideas là gì?

linking ideas là gì 1

Trong Tiếng Anh nói chung và IELTS Speaking nói riêng, Linking ideas là các từ hoặc các cụm được sử dụng nhằm mục đích kết nối ý tưởng của hai câu, hai mệnh đề hoặc hai phần trong một bài văn, hoặc một bài nói. 

Hai phần này có thể đồng nghĩa, tương phản, mang tính so sánh – đối chiếu hoặc giả định, nhân nguyên – kết quả, … Từ đó giúp ý tưởng, nội dung được rành mạch rõ ràng hơn.

Cách để xâu chuỗi các ý tưởng bằng Linking ideas

xâu chuỗi các ý tưởng bằng linking ideas 1

Việc truyền đạt một nội dung, thông tin hay ý kiến đối với IELTS Speaking không thật sự khó như bạn nghĩ. Các bạn có thể thử cách nói thuyết phục người nghe hoặc giám khảo bằng những ý tưởng mang tính logic từ trải nghiệm cá nhân, kết hợp cùng những từ hoặc cụm từ để liên kết ý tưởng với nhau.

Ngoài ra, có thể chia Linking ideas theo từng nhóm riêng để có thể dễ dàng hệ thống hoá câu nói rõ rảng hơn, chặt chẽ hơn. 

Một số nhóm Linking ideas phổ biến thường được dùng trong IELTS Speaking như: Bắt đầu ý kiến / Bổ sung / Nguyên nhân / Đối lập / Giải thích / Kết quả / Kết luận / Đồng tình / Khái quát.

LÀM BÀI TẬP LINKING IDEAS

Tổng hợp các Linking ideas cho bài IELTS Speaking

Nhóm Linking ideas để bắt đầu một ý kiến 

First of all / initially: Đầu tiên

I feel: Tôi cảm thấy 

To start with: Bắt đầu với

I suppose: Tôi giả sử

I believe: Tôi tin rằng

According to me: Theo tôi

From my point of view: Theo quan điểm của tôi 

From my perspective: Từ quan điểm của tôi 

Nhóm Linking ideas dùng để bổ sung thông tin 

And:

Similarly: Tương tự như

Moreover: Hơn nữa

As well as: Cũng như   

In addition: Ngoài ra 

Besides: Bên cạnh đó

Now let’s move on to: Chuyển đến ý tiếp theo

The next point I’d like to make is: Quan điểm kế tiếp tôi muốn trình bày là

 Nhóm Linking ideas dùng để chỉ nguyên nhân

It’s because / Owing to: Bởi vì 

Because:

Due to: Do   

Because of:

It was caused by: Nó được gây ra bởi

As I mentioned earlier: Như tôi đã nhắc đến trước đó 

 Nhóm Linking ideas dùng để chỉ sự đối lập

But: Nhưng  

Though: Tuy nhiên  

On the other hand: Mặt khác

Nevertheless / Nonetheless: Tuy nhiên

However: Tuy nhiên

Even though: Mặc dù 

Instead of: Thay vì

On the contrary: Ngược lại

 Nhóm Linking ideas dùng để giải thích

For example: Ví dụ

For instance: Ví dụ 

In other words: Nói cách khác  

To illustrate: Để minh hoạ 

As I was saying: Như tôi đã nói 

What I mean is: Ý của tôi là

Such as: Như là

Namely: Cụ thể là

Like: Như

To paraphrase: Để diễn giải

Nhóm Linking ideas dùng để chỉ kết quả 

Therefore: Vì thế  

As a result: Vì vậy

Thus: Như vậy

So: Vì vậy

Thereby: Do đó

Eventually: Cuối cùng

The reason why: Lý do tại sao 

Hence: Kể từ đấy

Nhóm Linking ideas dùng để kết luận

To summarize: Tổng kết lại

To sum up: Tóm lại

Lastly: Cuối cùng

In conclusion: Kết luận 

In short: Nói ngắn gọn

Finally: Tổng kết  

In brief, we have looked at:  Tóm lại, chúng ta đã xem xét

To conclude with: Để kết thúc với

 Nhóm Linking ideas dùng để chỉ sự đồng tình

So to speak: Để nói

More or less: Nhiều hơn hoặc ít hơn

To some extent: Đến một mức độ

Up to a point: Lên đến một điểm

Almost: Hầu hết

In a way: Theo một cách nào đó

Absolutely: Chắc chắn rồi

Undoubtedly: Chắc chắn

 Nhóm Linking ideas dùng để khái quát

In general: Nói chung

By and large: nhìn chung

Generally speaking: Nói chung

Essentially: Về bản chất

On the whole: Chung quy là

Overall: Nhìn chung

All in all: Nói chung

Basically: Về cơ bản

 Ví dụ sử dụng các Linking ideas trong IELTS Speaking

Q: Do you think fast food is good for people?

A: No, I don’t. I do believe that if we eat too much fast food, it may cause us some consequences such as diabetes and high blood pressure. Also, it might cause weight issues, which are very prevalent in today’s society.

Đối với dang câu hỏi này, chúng mình nên dùng such as để thể hiện sự nghiêm trọng mà thức ăn nhanh tác động đế cơ thể chúng ta. Để giúp bài nói trở nên lưu loát hơn giữa các câu, mình nên dùng also nhé.

Q: Do you think credit cards are useful?

A: Yes, it is. Credit cards are useful for travelers. However, the interest rates can be very high.

Để chỉ ra sự khác biệt hoặc không đồng nhất, các bạn nên sử dụng các Linking ideas như là However để thể hiện rõ tính khác nhau giữa hai mệnh đề.

 Đến đây, chắc hẳn các bạn đã phần nào biết được Linking ideas là một trong những yếu tố hữu ích để đạt được band điểm cao trong IELTS Speaking. 

Đừng lo lắng quá khi bạn chỉ dùng một vài Linking ideas nhất định. Bài thi IELTS Speaking đòi hỏi bạn sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất có thể, vì vậy, hãy tự tin với câu trả lời của mình. Cách để ghi nhớ tối ưu, lâu dài Linking ideas trong bài Speaking chính là các bạn nên sử dụng thường xuyên, thực hành theo một tần suất liên tục và đều đặn nhé.

Chúc các bạn thành công!

Zac Tran

Cải thiện kỹ năng IELTS Speaking cùng Đội ngũ Học thuật ILP:

CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRONG IELTS SPEAKING (PHẦN 2)

CẤU TRÚC ĐỀ THI SPEAKING IELTS VÀ CÁC BƯỚC CHINH PHỤC NHỮNG DẠNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP – PHẦN 1: DẠNG LIKING/ DISLIKING

NGHĨ IDEA KHÔNG KHÓ – CÁCH “BRAINSTORM” Ý TƯỞNG CHO BÀI IELTS SPEAKING