Mục lục
IELTS Writing Task 1 là bài thi được thực hiện ngay sau khi bạn vừa hoàn tất phần Listening và Reading.
Phần thi viết này được hầu hết thí sinh đánh giá là phần khó nhất trong bài thi IELTS. Do vậy, các thí sinh thường có tâm lý hoang mang và khá “oải” trong phần thi này.
Các bạn hãy theo dõi hướng dẫn và một số lưu ý sau đây mà thầy chia sẻ để làm bài thật tốt nhé!
Trong phần này, các bạn sẽ được cung cấp thông tin cơ bản, tổng quát về bài thi IELTS Writing Task 1. Điều này cốt yếu là giúp các bạn hiểu rõ về bài thi và chủ động trong việc ôn luyện của mình. Cụ thể là:
Phần thi IELTS Writing Task 1 yêu cầu thí sinh phải viết 150 từ trong khoảng 20 phút.
Với phần Writing Task 1, các bạn phải tóm tắt biểu đồ cụ thể (biểu đồ cột, biểu đồ tròn hoặc biểu đồ đồ thị), bảng số liệu, dạng bản đồ, dạng quy trình hoặc dạng bài kết hợp. Bài thi này chủ yếu sẽ kiểm tra khả năng tóm tắt, chọn lọc ý chính và so sánh số liệu của các thí sinh.
Khác với hai kỹ năng tiếp nhận ngôn ngữ thụ động (receptive skills) trong phần thi IELTS Listening và Reading, thì IELTS Writing và Speaking đòi hỏi thí sinh phải có kỹ năng hình thành ngôn ngữ chủ động (productive skills).
Với phần IELTS Writing Task 1, các bạn sẽ phải tóm tắt (summarise) các dạng bài sau:
Biểu đồ tròn là dạng bài rất thường hay gặp trong phần Writing Task 1. Các bạn hãy tham khảo hướng dẫn, các bước làm bài và ví dụ chuyên sâu tại đây để hiểu được cách tiếp cận với dạng bài này.
Cũng giống như biểu đồ tròn, biểu đồ cột cũng có xác suất ra thi rất cao. Thầy cũng đã có một bài phân tích chuyên sâu kèm với ví dụ về cách viết Bar Chart (dạng bài biểu đồ cột).
Các bạn hãy xem và tham khảo để nắm được cách làm bài thật tốt nhé!
Cùng đặc điểm với 02 dạng bài trên, đồ thị (Line Graph) là dạng bài cũng khá phổ biến và thường hay xuất hiện trong đề thi IELTS Writing Task 1.
Dạng bài này đòi hỏi các thí sinh cần có lượng kiến thức nhất định về từ vựng và chiến thuật làm bài để có thể đạt được Bandscore cao.
Bạn có thể tham khảo cách viết chi tiết Step-by-Step ở bài viết này nhé.
Ít xuất hiện hơn so với 03 dạng trên, nhưng dạng bài số liệu cũng khiến nhiều thí sinh “toát mồ hôi” và mất khá nhiều thời gian để làm vì dạng này thường chứa nhiều số liệu, thông tin làm nhiều bạn không biết bắt đầu từ đâu.
Các bạn hãy xem phần chia sẻ của thầy về dạng bài này để biết cách viết Table IELTS Writing Task 1 Step-by-Step nhé.
Trong bài thi IELTS Writing Task 1 hiện nay, dạng bài Biểu đồ kết hợp (Mix) xuất hiện khá nhiều.
Khi gặp dạng bài 02 hoặc 03 biểu đồ kết hợp, nhiều bạn thường cảm thấy lúng túng, không biết phải bắt đầu ra sao vì xuất hiện nhiều thông tin, số liệu và những số liệu này được biểu diễn ở 2 loại biểu đồ khác nhau.
Thực ra thì dạng bài kết hợp cũng không quá khó đâu, các bạn chỉ cần lưu ý một vài chỗ là có thể viết được dễ dàng đấy. Xem chi tiết cách làm tại đây nhé!
Khác với các dạng tóm tắt biểu đồ, dạng bài tóm tắt một quy trình (Process) là dạng bài thí sinh rất sợ gặp phải và “e ngại” nhất trong IELTS Writing Task 1.
Có nhiều lý do để giải thích cho điều này nhưng thực ra dạng bài này cũng không phải quá khó đâu.
Thầy cũng đã có một bài phân tích chi tiết về cách viết IELTS Writing Task 1 dạng bài “quy trình (process)” này. Các bạn hãy tham khảo để đạt được target như mong muốn của mình nhé!
Hơi khác so với dạng bài tóm tắt một quy trình (Process), dạng bài bản đồ (Maps) thường yêu cầu bạn so sánh sự thay đổi của 01 khu vực ở hai mốc thời điểm khác nhau.
Thực ra nếu bạn hiểu rõ bản chất thì dạng bài này khá dễ, theo thầy thì còn dễ hơn dạng tóm tắt biểu đồ nữa.
Các bạn hãy xem thêm bài viết về cách làm dạng Maps để biết cách thầy phân tích dạng bài này nhé.
Để giúp cho bạn dễ dàng ôn tập cho phần thi IELTS Writing Task 1, thầy đã tổng hợp 26 đề Writing Task 1 nổi bật nhất từ bộ sách IELTS Cambridge, đã được chia theo từng nhóm dạng bài.
Bạn có thể xem thêm ở đây.
Hiểu được những lưu ý này rất quan trọng vì đôi khi, nếu không biết những điều này, nhiều bạn dù có kiến thức tốt nhưng vẫn bị mắc kẹt ở mức điểm 6.5, mãi không lên được 7.0 cho phần IELTS Writing.
IELTS Writing Task 1 chỉ đơn thuần là dạng bài trình bày số liệu nên các bạn tuyệt đối không được đưa quan điểm cá nhân vào bài viết.
Những cụm từ như “In my opinion” hoặc “I think that” là tuyệt đối cấm kị (thậm chí cả trong Task 2, Thầy sẽ trình bày ở các phần sau).
Task 1 và Task 2 có tỷ lệ 1:2. Điều này tức là hệ số điểm Task 1 bằng một nửa Task 2.
Ví dụ, thí sinh thi Task 1 được 7 và Task 2 được 5, thì tổng sẽ là (7+5×2) : 3, làm tròn theo tiêu chuẩn là IELTS Writing 5.5. Nắm được điều này, bạn sẽ có chiến thuật rõ ràng và biết cách quản lý thời gian hiệu quả hơn khi làm bài, giúp đạt điểm số cao nhất.
Nếu bạn muốn đạt được Band 7.0+ trong phần Writing thì BẮT BUỘC phải hiểu được các nguyên lý ra đề và những tiêu chí chấm điểm như đã nêu ở trên.
Điều này quan trọng không kém so với việc bạn có nền tảng tiếng Anh tốt, kỹ năng làm bài tốt. Tuy nhiên, hầu hết các bạn thường bỏ qua phần này, không kiểm tra cẩn thận khi viết bài.
Nếu bạn vừa có vốn tiếng Anh tốt, vừa nắm rõ ngọn nguồn về đề thi, hiểu cách thức ra đề và tiêu chí chấm điểm thì việc các bạn đạt mức điểm cao là hoàn toàn trong tầm tay.
Tiếp theo, bạn đừng cố viết quá dài, đề yêu cầu tối thiểu 150 từ nên các bạn viết 180-200 từ là đẹp.
Hãy nhớ, các bạn cũng chỉ có 20 phút cho phần này, và điểm số phần này chỉ là hệ số 1. Một số bạn luyện viết 300 đến 350 từ là không cần thiết, chưa kể đến việc, viết nhiều thì sai nhiều.
Hãy chú trọng vào chất lượng câu hơn là số lượng. Theo nghiên cứu của thầy về ngữ liệu (corpus), một câu tiếng Anh diễn đạt ý nghĩa trọn vẹn thì có độ dài trung bình khoảng 14 từ. Nếu áp dụng điều này, trong Task 1, các bạn viết khoảng 11 câu là đủ.
Nếu các bạn kết hợp các câu, thì số lượng câu sẽ ít hơn. Tuy nhiên, bù lại, nếu viết chính xác, các bạn sẽ thể hiện khả năng sắp xếp các thành phần câu và tổ chức đoạn tốt và điều này sẽ yếu tố ghi điểm.
Tiêu chí đầu tiên là bạn phải hoàn thành đầy đủ yêu cầu của đề thi.
Để đạt được điểm tối đa cho tiêu chí này thì bạn phải tóm tắt (summarise) bằng cách chọn (select) và ghi lại (report) đầy đủ các thành phần chính (main features) một cách tổng quan (overview) và đủ chi tiết (details) quan trọng.
Tiêu chí thứ hai của Writing Task 1 là tính gắn kết và sự mạch lạc.
Để ghi điểm cho tiêu chí này thì các thành phần trong bài viết của bạn phải có tính mạch lạc & gắn kết với nhau.
Cụ thể, phải có sự mạch lạc giữa:
Tiêu chí này sẽ chấm điểm về vốn từ vựng và sự đa dạng và chính xác về ngữ pháp.
Tiêu chí này yêu cầu các bạn phải sử dụng từ vựng một cách đa dạng kết hợp với khả năng vận dụng ngữ pháp một cách thành thạo, chính xác.
Đơn giản, muốn đạt điểm cao cho IELTS Writing Task 1 thì các bạn không được mắc lỗi lặp từ và không được viết sai kết cấu ngữ pháp, chia sai thì hoặc sử dụng sai cấu trúc câu.
Bạn hãy viết từ 3-4 đoạn (paragraph), các câu có thành phần rõ ràng, nghĩa độc lập nhưng phải có tính liên kết với nhau để đạt tiêu chí “coherence and cohesion”.
Theo thầy, cấu trúc chuẩn cho 01 bài IELTS Writing Task 1 nên theo thứ tự sau:
|
Như thầy đã trình bày ở trên, tất cả các dạng bài của IELTS Writing Task 1 đều có cách viết như nhau, và không có chiến thuật gì đặc biệt dành cho từng dạng bài cụ thể, dù là Process hay Maps.
Bên cạnh đó, thầy còn có 07 lời khuyên hiệu quả dành cho những bạn đang Target Band 7.0+ cho phần thi IELTS Writing nói chung.
Đa dạng cấu trúc câu và từ vựng là điều rất quan trọng, nhưng phải đảm bảo độ chính xác của ngôn từ. “Coffee” là “coffee”, không thể thay thế bằng danh từ nào khác.
Hãy sử dụng từ ngữ và cấu trúc câu của các bạn để viết lại đề, không chép y nguyên đề, nhưng nhớ phải đảm bảo độ chính xác. Chất lượng quan trọng hơn số lượng.
Các bạn muốn hướng tới mức điểm cao trong phần thi, thì không được viết sai ngữ pháp hoặc mắc lỗi từ vựng. Chú ý cách dùng thì, câu chủ động, bị động.
Các bạn chỉ được viết những câu khi các bạn có thể đảm bảo độ chính xác của chúng. Khi nào không còn mắc lỗi ngữ pháp và từ vựng, thì trình độ ngôn ngữ của các bạn đã tiến lên một bậc.
Đừng để phân tâm khi viết! Các bạn chỉ nên dành tối đa ¾ thời lượng cho phép, tương đương 45 phút để làm cả Task 1 và Task 2 khi luyện tập ở lớp hoặc ở nhà.
Việc trừ hao thời gian này rất hữu ích, giúp các bạn làm quen với áp lực trong phòng thì.
Hãy sử dụng giấy có dạng giống Answer Sheet thật khi luyện tập. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng biết được mình đã viết được bao nhiêu chữ, tránh việc ngồi đếm chữ không cần thiết.
Nếu muốn target Band 7.0+ cho IELTS Writing Task 1, các bạn chỉ nên quan tâm tới mức điểm 8.0 và 9.0 trong bảng tiêu chí chấm bài được công bố bởi IELTS.ORG và bám sát theo đó trong suốt quá trình ôn luyện.
Hãy dùng ngôn ngữ chuẩn mực và nghiêm túc. Nếu có thể, các bạn hãy tham khảo văn phong của bách khoa toàn thư Encyclopedia Britannica, đây là chuẩn mực mà Thầy sử dụng từ khi còn là sinh viên đến nay.
Để hoàn thành tốt phần thi IELTS Writing Task 1, các bạn phải chuẩn bị cho mình vốn từ vựng IELTS (vocabulary) đặc biệt, chuyên sử dụng để miêu tả, tóm tắt biểu đồ.
Không những vậy, bạn còn phải chứng minh cho Examiners (giám khảo) thấy rằng bạn có một nền tảng từ vựng vô cùng phong phú, đa dạng các cấp bậc và biết cách sử dụng chúng thật sự linh hoạt.
Nhằm giúp cho bạn dễ dàng làm điều này, thầy đã tổng hợp những từ vựng chuyên sâu, được chia thành nhiều section khác nhau để bạn có thể ứng dụng linh hoạt cho nhiều dạng bài. Các bạn TẢI VỀ nhé!
Bên cạnh đó, làm sao kết hợp được các từ vựng riêng lẻ thành những cụm từ hay, được Examiners (giám khảo) đánh giá cao cũng là băn khoăn chung của nhiều bạn.
Thầy cũng đã định hướng cách dùng những từ và cụm từ ĐẶC BIỆT này rất chi tiết trong tài liệu, chia theo mục đích sử dụng, chuyên dùng cho IELTS Writing Task 1 và sẽ giúp bạn ghi điểm với Examiners ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Bên dưới là một số mẫu câu hay trong phần viết mà các bạn có thể tham khảo và vận dụng, được trích từ một số bài viết hay và báo cáo kinh tế của Ngân hàng thế giới.
1. “The quantity of companies in Vietnam went through a period of dramatic increase to 130,000 in 2019, exceeding the number in Kampuchea, which had only 13,000.”
2. “While the figure for companies in Vietnam went up dramatically to 130,000 in 2011, the quantity in Kampuchea plummeted to 13,000 at the same time.”
3. “The number of companies in Vietnam experienced an increase to 130,000 in 2011, before/ prior to hitting a free fall to 2,000 in 2019.”
4. “The figure for companies in Vietnam hit a free fall to 2,000 in 2019, after undergoing an increase to 130,000 in 2011.”
5. “In comparison with/ to the number of companies in Vietnam, which witnessed a dramatic increase to 130,000 in 2019, the quantity in Kampuchea plummeted to 13,000 at this time.”
6. “There was a dramatic growth in the number of companies in Kampuchea to 130.000 in 2011, followed by a sharp decrease to 2,000 in 2019.”
7. “Vietnam’s backward participation in electronics Global Value Chains increased from 47 percent in 2000 to 67 percent in 2010, and then declined slightly after 2012.”
8. “Import tariffs in the sector dropped from about 8 percent in 2000 to less than 3 percent by 2015.”
9. “Vietnam’s foreign direct investment (FDI) stock picked up from around $400 per person in the early 2000s to $500 in 2008 and $880 in 2015.”