Mục lục
Trong IELTS Reading, dạng bài Diagram Labelling là một trong những dạng tương đối khó bởi thí sinh phải hiểu được Diagram (biểu đồ) và trong bài đọc này sẽ xuất hiện rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành.
Nhất định thí sinh đã chuẩn bị kĩ các chiến thuật để đối phó với dạng Diagram Labelling nhưng nếu như chỉ tập trung vào kỹ thuật mà không biết điểm yếu của mình ở đâu thì liệu các bạn sẽ có thể tiến bộ với dạng đề này chứ?
Bài viết này sau đây chỉ ra một số lỗi thường gặp để giúp các bạn có góc nhìn khách quan hơn, từ đó biết được bản thân thường rơi vào lỗi nào nhất để điều chỉnh hướng học sao cho hiệu quả nhất có thể.
TỔNG QUAN VÀ CÁCH LÀM BÀI MULTIPLE CHOICE IELTS READING LOẠI 2 HIỆU QUẢ
Tìm keywords để làm bài là phương pháp thí sinh hay sử dụng trong các phần thi IELTS. Nhưng đối với dạng bài Diagram Labelling, việc chăm chăm đọc một từ khoá không giúp bạn hoàn thành xuất sắc mà còn gây ra sự hiểu lầm không đáng có, dẫn đến bạn phải mất nhiều thời gian để tìm ra kết quả.
Hãy nhìn ví dụ dưới này:
Ở câu 10, nếu như các bạn chỉ tìm đọc từ khoá như this part, chắc hẳn quá trình làm bài của bạn khá “vất vả” rồi đấy, tức có nghĩa bạn phải đọc toàn bộ bài đọc.
Thay vào đó ngoài tìm những từ khoá, các bạn hãy tập trung vào hình đề bài cho. Đây là dạng bài Diagram cho nên tất nhiên biểu đồ sẽ chiếm 50% về việc cung cấp thông tin làm bài cho bạn.
Vì thế đối với bài này, các bạn phải đọc và tìm ra được các nguyên liệu để có thể làm ra this part kết hợp thêm việc quan sát trong hình, đây là một lớp bên dưới ngăn cách lớp sàn nằm ngang đặt với những thanh cột thẳng đứng.
Suy ra, các bạn phải tìm nguyên liệu của lớp ngăn cách này là gì và đây cũng chính là từ khoá của bài.
CÁCH LÀM BÀI MULTIPLE CHOICE IELTS READING LOẠI 1 VÀ XỬ LÝ LỖI SAI THƯỜNG GẶP
Có một số thí sinh vì quá lạm dụng kỹ thuật làm bài: tìm từ khoá và scanning toàn bài chỉ để tìm đáp án mà không quan tâm đến nội dung bài đọc, hình ảnh cũng như câu hỏi của đề.
Từ đó dẫn đến việc hiểu làm yêu cầu đề, mất nhiều thời gian tìm đáp án hoặc thậm chí đưa ra câu trả lời không chính xác. Sử dụng kỹ thuật làm bài là một điều hoàn toàn đúng nhưng nếu áp dụng một cách “vô tội vạ” sẽ khiến kĩ năng đọc hiểu của bạn giảm đi.
Thay vào đó nên dành một chút thời gian để đọc kỹ bài đọc, xác định được nội dung của bài là gì. Thêm vào đó, việc đọc bài như vậy giúp các bạn trau dồi vốn từ vựng của mình. Chỉ khi vốn từ và kỹ năng đọc hiểu đã ở mức ổn định thì chiến thuật làm bài mới được phát huy tối đa.
Cách khắc phục để bạn có thể cải thiện kĩ năng đọc hiểu của mình thông qua hai giai đoạn:
Một lỗi được cho là khá phổ biển từ thí sinh, đó là bạn không chú ý tới giới hạn số từ mà đề bài đã cho. Ví dụ đề bài chỉ cho viết hai từ nhưng bạn lại viết thành ba từ, tức có nghĩa bạn đã làm sai yêu cầu đề và câu trả lời đó sẽ không được tính điểm.
Thông thường, đa số thí sinh sau khi làm bài xong không hay kiểm tra lại đáp án của mình mà chỉ nghĩ “càng làm nhiều đề sẽ càng tốt”. Suy nghĩ đó hoàn toàn sai bởi nếu như bạn không biết lỗi sai, dù có luyện thật nhiều đề cũng không thể tiến bộ được.
Cách khắc phục là hãy hình thành thói quen kiểm tra và sửa lại đáp án của mình. Gạch chân những câu mình đã làm sai và tìm hiểu tại sao câu trả lời đó không đúng. Việc làm như thế khiến bạn hiểu sâu được bài đọc.
Thí sinh hay có xu hướng nhìn theo chiều kim đồng hồ hoặc nhìn từ trái sang phải nhưng không phải lúc nào dạng bài Diagram cũng sẽ theo trình tự này.
Chính vì thế các bạn hãy đọc kỹ bài, số thứ tự được sắp xếp ở đề bài để mình có thể đưa ra đáp án chính xác nhất có thể nhé.
Cụ thể nhìn dưới ví dụ được trích trong Cambridge IELTS 11, test 2 thuộc trang 14:
Chắc hẳn có rất nhiều bạn làm xong câu số 9 sẽ “nhảy” qua làm câu số 11 mà quên mất mình phải làm câu số 10 trước. Hoặc có nhiều bạn đi tìm đáp án câu số 11 nhưng lại điền vào câu số 10. Hãy giữ bình tĩnh trong lúc làm bài, đọc kỹ đề bài và kiểm tra bài làm một lần nữa sau khi đã hoàn thành.
Bài viết đã chỉ ra một số lỗi thí sinh hay mắc phải khi làm dạng bài Diagram Labelling, hy vọng các bạn có thể chú ý và dành nhiều thời gian rèn luyện cũng như khắc phục dựa trên các ví dụ của bài.
Việc xác định được các lỗi và điểm yếu của mình ở đâu chính là bậc thang giúp bạn cải thiện hơn mỗi ngày. Chúc các bạn đạt được sổ điểm mong muốn.
Trương Nguyễn Minh Tú
Cải thiện kỹ năng IELTS Reading cùng Đội ngũ Học thuật ILP:
PHƯƠNG PHÁP SQ3R VÀ ỨNG DỤNG ĐỂ NÂNG CAO KỸ NĂNG READING IELTS