Mục lục
Chắc hẳn rất nhiều thí sinh đã từng gặp khó khăn khi viết essay của Writing Task 2, cụ thể hơn thì đa phần sẽ bỏ lưng chừng vì bí ý hoặc viết nhưng lạc đề. Điều này dẫn đến band điểm không được cao. Để tránh tình trạng lạc đề, bài viết này sẽ cung cấp một số bí quyết và hướng dẫn cách làm Writing Task 2 giúp thí sinh có thể dễ dàng vượt qua. Theo dõi nhé!
Như các bạn đã biết, trong bài thi IELTS Writing, Task 2 là phần chiếm nhiều điểm nhất, nếu viết lạc đề ở phần này thì chắc chắn điểm số sẽ không cao.
Để viết đúng trọng tâm và phát triển ý bám sát yêu cầu đề, việc phân tích đề bài là điều đầu tiên nhất định phải làm. Đây là chiếc chìa khóa dẫn bài viết của bạn đi đúng hướng.
Thông thường đối với bài Writing trong bài thi IELTS, đề bài sẽ yêu cầu người viết nêu quan điểm cá nhân về một vấn đề, sự việc hoặc một ý kiến nào đó. Vì vậy việc đọc kỹ câu hỏi và xác định vấn đề là một bước cực kỳ quan trọng.
Xem ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn nha.
Song song với bước phân tích đề bài, thí sinh nên xác định câu hỏi đó thuộc dạng nào. Từ đó bạn có thể xác định cách phát triển ý làm sao cho phù hợp với dạng đề đó.
Có tổng cộng 5 dạng đề trong phần này:
Dạng đề này mong muốn người viết đưa ra ý kiến, quan điểm chủ quan của mình về một vấn đề nào đó. Điểm quan trọng khiến bài viết được điểm cao chính là bài viết phải thể hiện rõ ràng và rành mạch quan điểm của người viết, tức có nghĩa là phải thể hiện được sự tán thành hay phản đối cùng với những lý do thích hợp nhưng không kém phần thuyết phục.
Cách nhận diện dạng đề Argumentative/Opinion/Agree or Disagree:
HƯỚNG DẪN VIẾT DẠNG BÀI AGREE OR DISAGREE VÀ BÀI MẪU WRITING TASK 2 BAND 8.0+
Đề bài sẽ đưa ra một sự việc rồi yêu cầu người viết hãy nêu ra các vấn đề xảy ra và cách giải quyết như thế nào. Vậy bài viết của thí sinh bắt buộc phải thể hiện rõ hai ý trên, một đoạn nói về vấn đề xảy ra (problem) và đoạn tiếp theo hãy nêu ra giải pháp để có thể giải quyết được.
Cách nhận diện dạng đề Problem and Solution:
CÁCH VIẾT DẠNG BÀI CAUSE AND SOLUTION WRITING TASK 2 VÀ BÀI MẪU BAND 8.0+
Đề bài thường đưa ra hai quan điểm về một vấn đề nào đó và yêu cầu thí sinh đưa quan điểm của mình về những quan điểm đó. Độ dài của mỗi quan điểm nên tương đương nhau.
Cách nhận diện dạng bài Discussion:
DẠNG DISCUSS BOTH VIEWS: CHIẾN LƯỢC LÀM BÀI VÀ BÀI MẪU BAND 8.0+
Như tên gọi, dạng đề này sẽ yêu cầu thí sinh nêu ra được những lợi ích cũng như bất lợi của một sự việc, vấn đề nào đó.
Cách nhận dạng Advantage and Disadvantage:
PHÂN TÍCH CÁCH LÀM DẠNG BÀI ADVANTAGES & DISADVANTAGES VÀ BÀI MẪU BAND 8.0+
Trong IELTS Writing, loại câu hỏi này còn được biết đến là “Direct question” (câu hỏi trực tiếp) hoặc “Double question” (câu hỏi đôi). Dạng này đưa ra một phát biểu và đặt hai câu hỏi. Hai câu hỏi này có thể liên quan đến nhau, hoặc không.
Cách nhận dạng bài viết này:
“Many people decide on a career path early in their lives and keep to it. This, they argue, leads to a more satisfying working life. To what extent do you agree with this view? What other things can people do in order to have a satisfying working life?”
Xem chi tiết cách xác định các dạng đề Writing Task 2 nè:
XÁC ĐỊNH YÊU CẦU ĐỀ VÀ CÁC DẠNG BÀI WRITING TASK 2 NHƯ THẾ NÀO?
Đừng chủ quan mà bỏ qua bước này. Có nhiều thí sinh chia sẻ rằng “Em nghĩ gì trong đầu thì viết như vậy.” Đây là lý do các bạn đang viết nửa chừng thi đột nhiên bí ý tưởng, bí câu từ mà không biết xoay sở thế nào.
Lúc này, các bạn sẽ viết theo cảm tính, dẫn đến bài viết có nội dung không rõ ràng, không phục vụ cho việc làm rõ yêu cầu của đề bài.
Chính vì vậy, việc lập dàn ý trước khi viết một bài luận là một điều cực kì quan trọng. Thông qua dàn ý, các bạn có thể kiểm soát được các ý tưởng của mình, đồng thời còn có thể sắp xếp ý tưởng đó một cách hợp lý và dễ dàng nhất.
Thí sinh chắc hẳn đã biết cấu trúc chung khi viết một bài essay ở Writing Task 2: Mở bài (Introduction) => Thân bài thứ nhất (Paragraph 1) => Thân bài thứ hai (Paragraph 2) => Kết bài (Conclusion).
Trong đó, mở bài phải có general statement (chủ đề bài viết) và thesis statement (nêu ra quan điểm của người viết).
Đối với phần thân bài thì phải có topic sentence (câu chủ đề) rồi sau đó là supporting sentence (câu luận cứ). Có bao nhiêu đoạn văn ở thân bài thì các bạn sẽ có bấy nhiêu câu topic sentence và supporting sentence.
Kết bài nên đưa ra câu thesis statement một lần nữa nhưng được viết theo cấu trúc khác, đặc biệt luôn luôn phải có những từ: In conclusion, To sum up, In summary,…
Các bạn nên tìm hiểu kỹ thêm cách viết của từng phần này trong từng dạng đề để tránh tình trạng bị lạc đề.
Xem cách viết câu Thesis statement, câu Topic sentence, Supporting sentence nè:
HƯỚNG DẪN VIẾT CÂU LUẬN ĐỀ – CÁCH VIẾT MỞ BÀI WRITING TASK 2
CÁCH VIẾT TOPIC SENTENCE TRONG THÂN BÀI IELTS WRITING TASK 2 – 02 BƯỚC HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
CÁCH VIẾT SUPPORTING SENTENCE: VIẾT CÂU HỖ TRỢ TRONG WRITING TASK 2 NHƯ THẾ NÀO?
Hãy đọc lại toàn bộ bài Writing của mình trước khi nộp bài để đảm bảo rằng bài viết đi đúng hướng và không có lỗi ngữ pháp, từ vựng quá nhiều.
Đây là toàn bộ cách làm Writing Task 2 để viết một bài luận IELTS không lạc đề. Hy vọng bài viết này giúp các bạn một phần nào trong việc chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Quan trọng hãy luôn giữ vững tâm thế và đặt ra các mục tiêu nho nhỏ để rèn luyện mỗi ngày nhé.
Trương Nguyễn Minh Tú