Đối với việc các trường đại học ưu tiên chứng chỉ IELTS để xét tuyển thẳng, một số người đưa ra ý kiến trái chiều. Họ cho rằng việc này có thể tạo ra sự bất công đối với các thí sinh ở vùng nông thôn hoặc ở các địa phương đang khó khăn, chưa được làm quen, ôn luyện với ngoại ngữ. Thậm chí nó còn đang tạo ra một “Cuộc chạy đua IELTS” ở các thành phố lớn. Quan điểm này có đúng không?
Thực tế, khả năng ngôn ngữ của mỗi người là khác nhau, nếu một người có điều kiện phát triển tốt nhưng khả năng phát triển ngôn ngữ không tốt thì kết quả của chứng chỉ IELTS cũng không đạt điểm cao. Thế nên không thể nói ai có điều kiện học, ôn luyện IELTS thì sẽ được band điểm đủ cao để xét tuyển.
Song song với việc ôn luyện, phương pháp học tập phù hợp để phát triển bản thân là một yếu tố quan trọng và phụ thuộc vào sự nhạy bén và đặc tính riêng của mỗi người.
Mặt khác, có những bạn hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ điều kiện để học thêm nhưng các bạn vẫn nỗ lực, phấn đấu cho tương lai để đạt được mục tiêu mong muốn. Đấy mới là cuộc sống luôn luôn phấn đấu chứ không ngồi một chỗ vì quá nhiều lí do.
Sự thật hiện hữu rằng, đã không ít gia đình có điều kiện kinh tế tốt, chi trả đến trăm triệu cho con để được học IELTS tại nhiều nơi nhưng điểm IELTS vẫn không cao. Vì thế quan trọng nhất là ở bản thân mỗi người, dù ở xã hội nào, hoàn cảnh nào, khó khăn ra sao hãy phấn đấu kết quả nhận được chắc chắn xứng đáng.
Ngay cả khi ngoại ngữ là “điểm yếu không thể khắc phục” của bạn, thì con đường tuyển sinh thông thường cũng vẫn rộng mở, nếu bạn thực sự có khả năng.
Có thể nói rằng, quy chế ưu tiên ngoại ngữ có thể đang là xu thế với người lao động, thay vì cố gắng phấn đấu để nâng cao chất lượng sống, một số người chọn việc đòi công bằng thì đây chẳng khác nào tự đẩy bản thân thụt lùi về sau.
Tuy nhiên, vẫn có thể không đúng đối với một số em học sinh có năng lực học tập tốt nhưng điều kiện gia đình quá khó khăn không cho phép em phát triển được tốt nhất.
Nói tóm lại, dù gia cảnh thế nào đi nữa, việc lựa chọn đầu tư IELTS cho bản thân chưa bao giờ là sự sai lầm vì lợi ích của chứng chỉ IELTS mang lại ngày càng nhiều hơn, không chỉ trong nước mà còn cả ngoài nước.
STT | Tên trường | Điểm IELTS | STT | Tên trường | Điểm IELTS |
1 | ĐH Ngoại Thương | 6.5 | 22 | ĐH Bách khoa HCM | 6.0 |
2 | ĐH Kinh tế quốc dân | 5.5 | 23 | ĐH Ngân hàng HCM | 5.0 |
3 | ĐH FPT | 6.0 | 24 | ĐH Y dược TPHCM | 6.0 |
4 | ĐH Công nghiệp Hà Nội | 5.5 | 25 | ĐH Kinh tế Luật HCM | 5.0 |
5 | ĐH Giao thông vận tải Hà Nội | 5.0 | 26 | ĐH Luật HCM | 5.0 |
6 | ĐH Y Hà Nội | 6.0 | 27 | ĐH Sư phạm Kỹ thuật HCM | 6.0 |
7 | ĐH Mở Hà Nội | 5.5 | 28 | ĐH Tài chính Marketing | 5.0 |
8 | ĐH Văn hóa Hà Nội | 5.0 | 29 | ĐH Kinh tế HCM | 6.0 |
9 | ĐH Mỏ Địa chất | 4.5 | 30 | ĐH Mở HCM | 5.0-6.0 |
10 | ĐH Bách khoa Hà Nội | 5.5 | 31 | ĐH Hàng Hải Việt Nam | 5.0 |
11 | Khối ĐH Quốc gia Hà Nội | 5.5 | 32 | ĐH Y Hải Phòng | 5.0 |
12 | Học viện Báo chí và tuyên truyền | 4.5 | 33 | ĐH Hàng Hải – Hải Phòng | 5.0 |
13 | Học viện Ngân hàng | 6.0 | 34 | ĐH Tôn Đức Thắng | 5.0 |
14 | Học viện Cảnh sát nhân dân | 7.5 | 35 | ĐH Ngoại ngữ Huế | 5.0 |
15 | Học viện Phụ nữ Việt Nam | 4.0 | 36 | ĐH Bách khoa Đà Nẵng | 5.0 |
16 | Học viện Tài chính | 5.5 | 37 | ĐH Kinh tế Đà Nẵng | 5.0 |
17 | Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông | 5.5 | 38 | ĐH Khoa học xã hội và nhân văn HCM | 5.0 |
18 | Học viện Chính sách phát triển | 4.5 | 39 | ĐH Hoa Sen | 5.0 |
19 | Học viện ngoại giao | 7.0 | 40 | ĐH Phenikaa | 5.5 |
20 | Học viện nông nghiệp Việt Nam | 4.0 | 41 | ĐH RMIT Việt Nam | 6.5 |
21 | Khoa quốc tế ĐH Thái Nguyên | 4.5 |