Mục lục
IELTS Speaking Part 3 được xem là một phần thi đòi hỏi kỹ năng tư duy cao, phức tạp, sâu rộng bên cạnh kiến thức về ngôn ngữ.
Để có thể xây dựng lối suy nghĩ, tư duy hiệu quả đế áp dụng cho phần thi IELTS Speaking Part 3, cùng thầy tìm hiểu bài viết về Productive Thinking dưới đây nhé!
Productive thinking (Tư duy hiệu quả) là cách suy luận, diễn giải bậc cao nhằm giải quyết các vấn đề được đưa ra.
Ngoài ra, việc sử dụng Productive thinking một cách hiệu quả cho thấy rằng bạn có sự am hiểu, thành công trong học tập, công việc và các mối quan hệ trong xã hội.
Một cách cụ thể và chi tiết hơn, Productive thinking là cách bạn tìm ra các dẫn chứng, manh mối, sự thật, bằng chứng, hay các mối liên hệ,… sau đó liên kết lại, kết hợp với sự phân tích, diễn giải, sáng tạo để tìm ra một giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề.
Theo Tim Hurson, nhà diễn giả đã nghiên cứu và phát triển ra mô hình tư duy hiệu quả (Productive thinking).
Mô hình này là một phương pháp được vận dụng trong các bài nói mang tính chất thuyết trình, học thuật, và có mức độ nghiên cứu cao trong bài nói, buộc người học, người nói phải thật sự tìm hiểu kỹ cặn kẽ của đề bài từ đó mới có thể trình bày một cách chính xác.
Thời gian để chuẩn bị từ các bước đầu tiên đến bước cuối cùng của mô hình tư duy hiệu quả này cần tương đối nhiều thời gian để thuận tiện cho người học, người nghiên cứu sâu và tìm hiểu vấn đề của bài nói.
Mô hình tư duy hiệu quả của Hurson gồm các bước như sau:
Đối với câu hỏi này, bạn cần phải đưa ra một số câu hỏi phụ như “Vấn đề hiện tại là gì?”, “Ảnh hưởng của vấn đề này là trực tiếp hay gián tiếp, đối tượng chịu ảnh hưởng là ai?” và “Mục tiêu cụ thể là gì?”
Đối với câu hỏi này, diễn giả Hurson đã gợi ý cho bạn trả lời các câu hỏi theo “DRIVE”. Cụ thể:
Từ ví dụ trên ta có:
|
|
|
|
|
Các câu hỏi được đề ra trong bước này có liên quan đến cách thức – “How” mà bạn có thể áp dụng để giải quyết vấn đề đã được đưa ra.
Ngoài ra, các câu hỏi này còn phải hỗ trợ được bạn thực hiện những mục tiêu đã đề ra ở bước 1.
Từ ví dụ trên thầy có:
Ở bước này, các bạn tiến hành tìm ra lời giải cho câu hỏi về cách thức đặt ra ở bước 3. Thêm vào đó, bạn sẽ đưa ra quyết định sử dụng kỹ năng/kiến thức/phương pháp nào để giúp giải quyết vấn đề đó.
Đối với bước này, người nói cần chuẩn bị ít nhất 1 tuần, để có thể tìm ra tất cả các giải pháp khả thi cho bài nói, giúp bạn khái quát được cách bạn tìm ra hướng đi cho bài nói của mình.
Từ hai câu hỏi ở bước 3, các phương án được đặt ra ở đây:
|
Bây giờ bạn sẽ phát triển ý tưởng của mình thành một giải pháp hoàn chỉnh.
Đến bước 5, bạn cần đề ra nhiều phương pháp khác nhau, nhưng bạn cần lưu ý tìm ra giải pháp hiệu quả nhất. Vì thế, bạn cần xem xét, cân nhắc giải pháp nào phù hợp với các tiêu chí đã được đề ra và xác định ở bước thứ hai.
Với những phương án từ bước bốn, bạn cần dành tối thiểu 15 phút cho mỗi phương án mà bạn đã liệt kê, đánh giá kỹ và xem xét các hướng đi để phân tích và so sánh xem phương án đó có thật sự phù hợp với “DRIVE” ở bước thứ 2.
Vẫn tiếp tục với ví dụ trên, các bạn có phân tích như sau:
|
|
Sau khi phân tích kỹ hướng đi của tất cả phương án, bạn phải chọn ra phương án tối ưu nhất để trình bày trong bài nói của mình.
Khi bạn đã tìm ra được giải pháp tối ưu nhất, bước cuối cùng bạn phải tận dụng các nguồn lực mình có (đã được liệt kê ở bước hai) để bắt đầu thực hiện quá trình giải quyết vấn đề.
Ngoài ra, ở bước cuối cùng này, bạn đã xác định được giải pháp ổn định nhất để phát triển bài nói nhất, từ đó áp dụng các thông tin từ bước hai như (Do/ Restriction/ Investment/ Values/ Essential? Outcomes).
Thời gian của bước 6 này rất quan trọng vì thế các bước trên bạn phải tìm hiểu tường tận câu hỏi để phát triển tối đa khả năng phát triển bài nói của mình.
Như các bạn đã biết. Part 3 là phần thi cuối cùng trong bài thi IELTS Speaking. Do đó, mô hình tư duy này sẽ là “trợ thủ đắc lực” giúp bạn trả lời tốt cho các câu hỏi về quan điểm, phân tích, đánh giá hay so sánh.
Thêm vào đó, Productive thinking giúp thí sinh có khả năng phân tích và nhìn các vấn đề đa chiều hơn.
Bởi những lý do như vậy, đây được xem là phương pháp phù hợp áp dụng trong việc trả lời các câu hỏi trong IELTS Speaking Part 3.
CÁCH NÀO ĐỂ BẠN THỂ HIỆN TỐT NHẤT TRONG PHẦN THI IELTS SPEAKING PART 3
Tuy nhiên, vì mô hình từ duy hiệu quả của Hurson cần khá nhiều thời gian để bạn có thể cân nhắc và tính toán các hướng trả lời trong phần thi IELTS Speaking Part 3.
Vì thế, từ mô hình tư duy hiệu quả của của diễn giả Hurson, thầy đã ứng dụng và suy ra một mô hình có tính tương đồng, gần gũi hơn với bạn nhằm giải quyết các câu hỏi trong phần thi IELTS Speaking Part 3 một cách hiệu quả tối đa nhé!
1. Phân tích câu hỏi | Từ khoá: healthier, now, past. |
2. Xác định hướng giải quyết |
|
3. Đặt câu hỏi nhỏ |
|
4. Trả lời các câu hỏi |
|
5. Xác định nguồn lực | Từ vựng về chủ đề:
|
6. Phát triển ý thành bài nói | Considering their longer lifespans and average height, I agree that people today are healthier and stronger than they were in the past. To begin, I believe that modern people have access to a greater range of food which is more nutritional, whereas people in the past would only consume some low-quality food. Additionally, it appears that people are more concerned with their health today as fitness facilities are prevalent in urban areas, encouraging residents to exercise more frequently. Conversely, in the past, fitness centers or gyms could be hard to come by, which prevented people from participating in many physical activities. In conclusion, modern people are living longer and healthier than people in the past due to all of these positive changes. |
1. Phân tích câu hỏi |
|
2. Hướng giải quyết | Nêu ra các ví dụ về thói quen xấu đề từ đó tổng quan thành lý do. |
3. Đặt các câu hỏi nhỏ |
|
4. Trả lời các câu hỏi |
|
5. Xác định các nguồn lực | Từ vựng về chủ đề:
|
6. Phát triển ý thành bài nói | In my opinion, people continue to engage in unhealthy behaviors because they occasionally reap some benefits. For instance, despite the fact that eating fast food can lead to obesity or heart disease, busy people still favor it because it is convenient. Smoking is another example of a bad lifestyle. Apparently, smoking regularly increased risk for developing lung cancer. Smoking, however, might be seen as a stress-reliever when people are under pressure. People decide to maintain these unhealthy habits as a matter of fact. |
Trên đây là 02 cách thầy ứng dụng Productive thinking để trả lời các dạng câu hỏi trong bài thi IELTS Speaking Part 3.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ biết cách phân tích câu hỏi khó, từ đó hiểu rõ và sâu hơn về cách để tư duy trong phần thi Speaking Part 3.
Chúc bạn thành công nhé!
Zac Tran
Cải thiện kỹ năng IELTS Speaking cùng Đội ngũ Học thuật ILP:
06 “MẸO” HIỆU QUẢ GIÚP CẢI THIỆN PHÁT ÂM ENDING SOUND (ÂM CUỐI) TRONG SPEAKING