PHÂN BIỆT COME VÀ GO – ĐÂU LÀ ĐIỂM KHÁC BIỆT

Mục lục

ComeGo là 2 cụm từ có nghĩa khá giống nhau trong tiếng Anh. Vì thế dẫn đến tình trạng người học mơ hồ, không biết khi nào dùng Come hay dùng Go là hợp lý. 

Bài viết này giải thích chi tiết giữa ComeGo có gì khác nhau, cùng với đó là giới thiệu các giới từ thường đi kèm với 2 cụm từ này. Hãy cùng chú ý để nhận diện rõ hơn nhé!

Phân biệt Come và Go

Thực tế, ComeGo đều mang nghĩa chỉ sự di chuyển đến địa điểm nào đó. Nhưng sự khác biệt nằm ở phương hướng của sự di chuyển ấy và tùy vào tình huống tại thời điểm nói. 

Come

Come được dùng để chỉ sự chuyển động về phía trước, đến chỗ nơi người nói hoặc người nghe đang có mặt.

come trong tiếng anh

Ví dụ: 

Come here! (Đến đây nào) – Sự chuyển động đến nơi người nói. 

Can you come to my party? (Bạn có thể đến buổi tiệc của tôi không?) – Sự chuyển động đến nơi người nói. 

We’ve come to ask you if we can borrow your car for a day. (Chúng tôi đến để hỏi liệu chúng tôi có thể mượn xe của bạn một ngày không.)  – Sự chuyển động đến nơi người nghe. 

Go

Go được dùng để chỉ chuyển rời xa vị trí, địa điểm nơi người nói hoặc người nghe đang có mặt. 

go trong tiếng anh

Ví dụ: 

Are you going to the cinema tonight? (Tối nay bạn có đến rạp chiếu phim không?) – Sự rời xa vị trí người nói, hướng về phía rạp chiếu phim. 

Let’s go and see Jane before the festival is over. (Hãy đến gặp Jane trước khi lễ hội kết thúc.) – Sự rời xa vị trí người nói và người nghe, hướng về nơi Jane đang có mặt. 

I’m going home now. (Tôi đang về nhà ngay bây giờ.) – Sự chuyển động ra xa vị trí người nói, hướng về phía ngôi nhà của người nói. 

NHỮNG CÁCH TRIỂN KHAI Ý TRONG SPEAKING – HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

So sánh Come và Go

Come 

Go

Come đi với Here.

Ví dụ: 

✓ Come here. (Đến đây nào.)

✘ Go here. 

Go đi với There

Ví dụ:

✓ Please go there. (Hãy đến đó.)

✘ Please come there. 

Dùng Come khi muốn diễn đạt rằng mình đã tới nơi đó rồi. 

Ví dụ: 

Now we are going to the airport. (Giờ chúng tôi đến sân bay rồi.)

 

Dùng Come khi người nói và người nghe đang ở hai nơi khác nhau, một trong hai người muốn đến chỗ nơi đối phương đang có mặt.

Ví dụ: 

I’ll come across to your building. (Tôi sẽ đến tòa nhà của bạn.)

Với trường hợp khi người nói và người nghe đang ở hai nơi khác nhau, một trong hai muốn đến nơi thứ ba (khác địa điểm hiện tại của 2 người) → Dùng cả ComeGo.

Ví dụ: 

Let’s come/go to the restaurant. (Hãy đến nhà hàng.)

Khi diễn đạt một việc mang tính chất trang trọng, dùng cụm arrive here thay cho came (quá khứ của Come).

Ví dụ:

We arrive here to learn from American politics. (Chúng tôi đến đây để học hỏi từ chính trị Hoa Kỳ.)

Khi diễn đạt một việc mang tính chất trang trọng, dùng left thay cho went (quá khứ của Go).

Ví dụ: 

Brave men left their homes and hurried toward Boston. (Những người đàn ông dũng cảm đã rời khỏi nhà của họ và đến Boston.)

Phrasal Verbs với Come và Go

Come back – Go back 

Với từ Back mang nghĩa trở lại địa điểm, thời gian trước đó, người học dễ dàng đoán nghĩa của cả Come backGo back chỉ sự quay trở lại vị trí cũ. 

Bên cạnh đó, thay vì dùng Come back hay Go back, bạn có thể sử dụng từ Return cũng mang nghĩa tương tự. 

Come back = Go back = Return

Ví dụ: 

I’ll come back/return in a few minutes. (Tôi sẽ quay lại sau vài phút.)

I know she wanted him to come back/return. (Tôi biết cô ấy muốn anh ta quay trở lại.)

Can we go back/return and see it? (Chúng ta có thể quay lại và xem nó không?)

Do you have to go back/return right away? (Bạn có phải về nhà ngay không?)

Come with

Khi muốn nói đến sự tham gia cùng người nói hoặc người nghe, bạn chỉ nên sử dụng come with. Go with không tồn tại trong trường hợp này. 

come with

Ví dụ: 

Will you come with me to the store? (Bạn sẽ đi đến cửa hàng với tôi chứ?)

Dad took the day off to come with me. (Bố nghỉ một ngày để đi với tôi.)

CÁCH SỬ DỤNG MADE – CÁC CỤM TỪ VỚI MADE TRONG TIẾNG ANH

Một số Phrasal verbs khác với Come và Go

Come

Go

  • Come about: xảy ra, đổi chiều
  • Come aboard: lên tàu
  • Come across: tình cờ gặp
  • Come after: theo sau, nối nghiệp, kế nghiệp
  • Come again: trở lại
  • Come against: đụng phải, va phải
  • Come along: đi cùng, xúc tiến, cút đi
  • Come apart: tách khỏi, rời ra
  • Come around: đi quanh, làm tươi lại, đến thăm, đạt tới, xông vào
  • Come away: đi xa, rời ra
  • Come back: trở lại, được nhớ lại, cải lại
  • Come before: đến trước
  • Come between: đứng giữa, can thiệp vào
  • Come by: đến bằng cách, đi qua, có được, mua tậu
  • Come clean: thú nhận
  • Come down: xuống, sụp đổ, được truyền lại
  • Come down on: mắng nhiếc, trừng phạt
  • Come down with: góp tiền, bị ốm
  • Come easy to: không khó khăn đối với ai
  • Come forward: đứng ra, xung phong
  • Come from: đến từ, sinh ra
  • Come full ahead: tiến hết tốc độ
  • Come full astern: lùi hết tốc độ
  • Come in: đi vào, về đích, dâng lên, bắt đầu, tỏ ra
  • Come in for: có phần, nhận được
  • Come into: ra đời, thừa hưởng
  • Come into acount: được tính đến
  • Come into bearing: bước vào giai đoạn sinh sản
  • Come into effect: có hiệu lực
  • Come into existence: ra đời, hình thành
  • Come into force: có hiệu lực
  • Go after: theo đuổi mục tiêu
  • Go along: tiếp tục hoạt động
  • Go along with: đồng ý, chấp nhận ý kiến
  • Go away: đi khỏi
  • Go back: quay lại
  • Go by: đi qua
  • Go down: giảm
  • Go down with: mắc bệnh, bị bệnh
  • Go for: cố gắng đạt được
  • Go in: đi vào
  • Go into (+ Noun): đâm vào, tham gia
  • Go in for: có sở thích
  • Go off: nổ tung, đổ chuông, ngừng hoạt động, không còn thích thú
  • Go on: tiếp tục
  • Go out: đi ra ngoài
  • Go out with: hẹn hò
  • Go over: kiểm tra
  • Go up: tăng, đi lên
  • Go through: trải qua, kiểm tra
  • Go through with: kiên trì, bền bỉ
  • Go with: phù hợp
  • Go without: kiêng, nhịn
  • Go round: đủ chia cho mọi người một hay vài cái
  • Go under: chìm

Bài viết trên đã phân loại chi tiết thế nào là sự khác nhau giữa ComeGo, các trường hợp sử dụng và nhiều cụm động từ hay ho đi kèm. Chúc các bạn học tốt!

Khánh Trân