4 CÁCH NÂNG CAO KỸ NĂNG NGHE BẤT KỲ AI CŨNG CÓ THỂ ỨNG DỤNG

Mục lục

Đa số người học Tiếng Anh cơ bản hay nâng cao đều hay gặp khó khăn về mặt nghe hiểu, tiếp thu những gì người khác đang nói với mình hoặc thông qua đài phát thanh do thiếu các kỹ năng nghe cần thiết. 

Trong bài thi IELTS Listening cũng vậy, đôi lúc sẽ gặp khó khăn trong việc xác định đúng đáp án. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn làm thế nào để nâng cao và áp dụng vào giao tiếp thường ngày cũng như bài thi IELTS Listening.

Giới thiệu

Để tối ưu hóa kỹ năng nghe áp dụng trong giao tiếp thường ngày các bạn cần lưu ý đến hai kỹ năng đặc biệt, đó là Long-term memory (Trí nhớ dài hạn) và Active listening (Nghe chủ động). Khi luyện tập nhuần nhuyễn hai kỹ năng trên, các bạn có thể dễ dàng giao tiếp với người ngoại quốc hoặc thông qua các phương tiện như báo chí, đài phát thanh.

Các kỹ năng Nghe cần đạt được khi luyện Listening để giao tiếp

2 kỹ năng quan trọng khi luyện Nghe để giao tiếp 1

Long-term memory (Trí nhớ dài hạn)

Long-term memory hay còn được biết đến là khả năng ghi nhớ dữ kiện cần thiết trong một thời gian dài. Các dữ kiện cần được nhớ lâu dài khi nghe bao gồm:

  • từ vựng,
  • ngữ pháp cơ bản,
  • các dạng câu trả lời hoặc câu hỏi, …

Hơn nữa, trong hình thức ghi nhớ này, các bạn cần phải chú ý đến khái niệm ghi nhớ rõ ràng (explicit memory), vì khái niệm này bao hàm các kiến thức tiếp thu từ những gì được học và nghe qua hình thức khác nhau (semantic memory) hoặc qua các sự kiện cụ thể (episodic memory).

Active Listening (Nghe chủ động)

Khi giao tiếp với người ngoại quốc, cần giữ tư thế chủ động lắng nghe và chọn lọc từ để nghe. Đây là những yếu tố cần thiết, giúp nâng cao kỹ năng nghe khi tham gia vào các cuộc hội thoại dài hoặc trong các sự kiện hội thảo mà ngôn ngữ được áp dụng chính là Tiếng Anh. 

Hoặc khi nghe với thời lượng dài, các bạn nên tập trung vào những cụm từ quan trọng trong câu để có thể dễ dàng nghe theo cho dù có thể không hấp dẫn nhiều.

Các kỹ năng cần khi bài thi IELTS Listening

Các kỹ năng cần áp dụng vào bài thi IELTS Listening 1

Short-term memory (Trí nhớ ngắn hạn)

Trong học thuật cũng như trong bài thi IELTS Listening, cần một phương pháp ghi nhớ hiệu quả và nhanh chóng để tối ưu được những luồng thông tin đến nhanh và khó phân tích. Đó là lý do các bạn nên áp dụng Short-term memory

Đây là một hình thức rèn luyện việc ghi nhớ những chuỗi thông tin lưu trữ ngắn hạn trong bộ não (từ 15 đến 30s) được người khác thuật lại rất nhanh. Với những ai chưa phát huy tối đa được kỹ năng này sẽ dễ bị cuốn đi và không theo kịp tốc độ của cuộc hội thoại.

Ghi chú nhanh (Note-taking)

Để có thể bắt kịp với tốc độ của bài nghe cũng như điền thông tin chính xác, các bạn cần một phương pháp khác ngoài việc sử dụng trí nhớ ngắn hạn, đó là Note-taking. Vậy thì Note-taking là gì? Và tầm quan trọng của kỹ thuật này trong bài thi IELTS Listening như thế nào? 

Khi bắt đầu từ những phần nghe từ Section 3 đến 4 (Part 3 và 4), các bạn nên áp dụng kỹ thuật Note-taking vì từ Section 3 sẽ có những bài giảng về học thuật. 

Các bài nghe này thường không ngắt giữa đoạn khiến việc nghe hết những thông tin đang trình bày càng khó khăn hơn. Thế nên khi ghi chú, các bạn có thể sử dụng một vài phương pháp Note-taking nhanh như:

  • ghi lại keywords,
  • sử dụng các ký tự (symbols) theo quy chuẩn hoặc cá nhân hóa,
  • ghi tắt các từ,…

Một số phương pháp ghi chú nhanh trong kỹ năng nghe 1

Ghi nhớ tên riêng và phân biệt rõ sự khác biệt giữa các số

Khi làm bài thi IELTS Listening Section 1 (Part 1), các bạn sẽ gặp khó khăn trong việc xác định đúng địa chỉ (số nhà, tên đường hoặc tòa nhà, quận, thành phố,…), số điện thoại, ngày tháng hoặc các loại mã bao gồm cả số và chữ. 

Trong quá trình nghe, sẽ có những địa điểm bạn chưa từng nghe qua bao giờ sẽ khiến bạn phát hoảng và quên theo dõi phần tiếp theo của bài nghe. Hoặc cũng có thể bạn gặp khó khăn trong việc xác định đúng các con số có đuôi -ty-teen (thirty – thirteen, fifty – fifteen).

Ngoài ra sự khác nhau giữa số đếm và số thứ tự (đuôi -th) cũng gây khó khăn đối với một số accent mà các bạn chưa nghe nhiều. 

Xác định loại từ (Part of speech)

Trong Tiếng Anh, chúng ta có 04 loại từ chính đó là tính từ (Adjective – /adj/), danh từ (Noun – /n/), động từ (Verb – /v/) và trạng từ (Adverb – /adv/).

Theo như cấu trúc ngữ pháp và câu, các loại từ luôn có quan hệ mật thiết với nhau để tạo nên một câu hoàn chỉnh, có thể là câu đơn hoặc câu phức hoặc mang nhiều thành phần khác nhau.

Trong bài thi IELTS Listening, nếu các bạn xác định được loại từ tốt, phần điền vào chỗ trống sẽ dễ đoán trước hơn rất nhiều.

4 loại từ chính trong tiếng Anh - kỹ năng nghe 1

Bổ sung kiến thức về đời sống xã hội 

Nếu như các bạn hoàn toàn không áp dụng các kỹ năng nghe trên vào bài thi IELTS Listening, có thể hoàn toàn dựa vào các kiến thức thực tiễn biết đến thông qua trường lớp, các bài báo hoặc các phương tiện truyền thông tiếp xúc hằng ngày.

Nhờ vào lượng kiến thức hiểu biết đó, có thể tìm được đáp án trong bài nghe đơn giản và hiệu quả.

Cách áp dụng các kỹ năng và nâng cao khả năng nghe

Long-term memory

Đối với hai dạng kỹ năng nghe trên, đặc biệt là Long-term memory, các bạn cần học thuộc lòng từ vựng, nắm rõ các cấu trúc ngữ pháp để khi giao tiếp hoặc áp dụng vào bài thi IELTS Listening không gặp trường hợp run vì bỗng dưng quên đi từ cần diễn đạt là gì.

Để có thể cải thiện Long-term memory, cần luyện nghe một keyword hoặc nhiều từ vựng nhiều nhất có thể, chính việc nghe lại nhiều lần giúp cho não bộ tiếp thu và ghi nhớ lâu hơn.

Cách cải thiện Trí nhớ dài hạn cho kỹ năng nghe 1

Ví dụ, khi các bạn nghe lặp lại từ “Strengths” (điểm mạnh) nhiều lần, não bộ sẽ bắt đầu ghi nhớ, cho dù tạm thời quên đi nữa một khi nghe lại, các bạn sẽ nhớ đến ngay. 

Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng từ vựng đó trong nhiều câu diễn đạt khác nhau, đến một thời điểm nhất định, các bạn sẽ quen dần. Tuy nhiên, khoa học cũng chứng minh rằng việc luyện tập cũng không phải là một phương pháp có thể cải thiện việc ghi nhớ này đó là… ngủ.

Đúng vậy! Ngủ giúp não bộ thư giãn, củng cố lại các kiến thức cũng như tránh để lượng thông tin dày đặc làm rối loạn trí nhớ khi cần đến (Dân Trí, 2006).

Short-term memory

Còn đối với Short-term memory, có một vài phương pháp hữu hiệu như là tập trung vào thứ bạn cần nhớ đến, rèn luyện khả năng ghi nhớ,… 

Ví dụ, các bạn có thể tập nhẩm đi nhẩm lại một keyword nào đó trong đầu khoảng 15 – 20 giây (tên riêng, địa điểm,…), việc này giúp não bộ ghi nhớ thông tin nhanh chóng. 

Nhẩm đi nhẩm lại giúp tăng khả năng ghi nhớ cho kỹ năng nghe 1

Hơn nữa, các bạn có thể thử bằng cách hãy để một số lượng các vật khác nhau (trên 10 vật càng tốt) trên bàn, tập trung nhìn chúng trong 5 giây rồi quay lưng lại, sau đó thầm gọi tên các món đồ mà các bạn đã thấy (hãy cố gắng ghi nhớ và nói to càng nhiều càng tốt nhé !). 

Kỹ thuật Note-taking

Việc ghi chú nhanh cũng là một kỹ năng nghe quan trọng, nhất là khi làm bài thi IELTS Listening đến những phần mang tính khó với những chủ đề mang tính học thuật cao (Part 4).

Golden et al. (2019) cũng đưa ra một số lưu ý rằng: Đừng nên cố gắng ghi hết những gì người nói đang diễn thuyết mà hãy ghi một số keywords chủ yếu được nhắc đến trong bài, các bạn cũng đừng nên cố gắng nhớ những gì đã trôi qua mà hãy nghe tiếp với tiến độ của bài

Tiếp đến, sử dụng hệ thống ghi tắt của riêng bạn, có thể là các ký hiệu (&, +, =>, ….); chữ viết tắt (difficult – diff, mail – m@,…).

Sử dụng hệ thống viết tắt riêng của bạn khi nghe 1

Part of speech

Khi nắm rõ được loại từ của một từ cũng như quy luật sắp xếp của nó trong câu, các bạn có thể đoán được trước loại từ cần điền vào chỗ trống. Nhờ vậy, có thể nghe được synonyms (từ đồng nghĩa), antonyms (từ trái nghĩa) … 

Bạn có thể sử dụng câu “thần chú” như sau: tính – danh – động – trạng. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến thì (tense), số ít số nhiều (subject-verb agreement).

Bài tập ứng dụng các kỹ năng nghe

Dưới đây sẽ là một bài luyện tập giúp các bạn áp dụng những kỹ năng nghe trên vào bài thi IELTS Listening. Chúc các bạn luyện tập thật tốt.

Bài tập ứng dụng các kỹ năng nghe

Link audio tại đây.

Link script  và đáp án.

Hướng dẫn cách giải bài tập

Câu 1:

Cristina nói đến sở thích sử dụng máy quay (“I like using the camera”), sau đó cô ấy cũng đề cập đến mong muốn khác. Trước khi nghe đến vị trí cần điền, cac bạn cần xác định được ngữ cảnh của đáp án, phía trước chỗ trống có từ “British” và theo như phỏng đoán thì đây có thể là một cụm danh từ (noun phrase). Trong script các bạn cũng sẽ nghe được đoạn: …I’d never been inside a British home before”.

Câu 2:

Vị trí trước từ cần điền, sau to thường là một động từ nguyên mẫu (Verb 1). Trong script cũng nhắc đến việc Ibrahim có hẹn ăn tối với các học sinh: “I’ve invited three of them to have dinner with me next week.”

Câu 3: 

Ở câu này, dựa vào dấu hiệu nhận biết từ loại, ta có thể thấy phía sau chỗ trống là một danh từ (vocabulary – /noun/) nên từ cần điền vào là một tính từ vì nó giúp bổ trợ các đặc tính cho một danh từ hoặc đại từ.

Trong bản script chúng ta sẽ nghe được đoạn hội thoại như sau: “And I also learned some technical words that I hadn’t heard before”. Thêm nữa các bạn hãy để ý đến từ “words” và so với từ “vocabulary” trong phần câu hỏi là synonyms (từ đồng nghĩa) của nhau.

Câu 4:

Sau many/a lot of/lots of/plenty of/…thường sẽ đi kèm sau đó là một danh từ. Trong bản script các bạn có thể nghe Ibrahim nói: “And they use a lot of “slang”.

Câu 5:

Sau các giới từ thường sẽ là một danh từ, vì vậy chỗ trống cần điền có thể là một danh từ. Bạn cũng cần để ý rằng danh từ có 2 dạng: danh từ có đuôi -ion hoặc đuôi -ing. Trong bản script các bạn sẽ nghe được như sau “we had to find ways of cooperating, erm, and compromising”.

Câu 6:

Ở đây khi nhìn vào cấu trúc đặc biệt của vị trí cần điền, các bạn có thể thấy được rằng bắt đầu đều là một động từ thêm -ing (hay còn được gọi là gerund).

Vì thế các bạn cũng đoán được rằng từ cần điền phải là một động từ thêm đuôi -ing. Trong bản script thông tin nghe được như sau: “and sometimes persuading people, when they don’t agree with you”.

Câu 7:

Cũng như ở câu 4, sau giới từ sẽ là một danh từ (đuôi -ion hoặc -ing). Trong bản script các bạn sẽ nghe được: “Well, I think I learnt a lot about how important editing is”. Và các bạn sẽ được nhấn mạnh từ “important” (adj), ở phần đề từ này đã được chuyển sang dạng “importance” (noun).

Câu 8:

Giống như ở câu 2, sau to thường sẽ là một động từ. Trong script các bạn có thể nghe được: “…when we’d complete each separate step of the project”. Ngoài ra, “each separate step” cũng có nghĩa tương đồng với “each stage”.

Câu 9:

Trong script các bạn sẽ nghe được thông tin “I think we should have tried to experiment more with the camera”, “should have tried” mang nghĩa là cố gắng làm một việc gì đó, tương tự ở phần câu hỏi “make more effort”  mang nghĩa là nỗ lực làm gì đó hơn mang nghĩa tương đồng nhau.

Câu 10:

Các bạn có thể nhận biết được rằng đây là một câu phủ định mang nghĩa là “đừng làm phim quá……….”, khi dịch ra từ cần điền sẽ là một tính từ. Trong bản script các bạn sẽ nghe được như sau: “Next time I would make a shorter one and try to get better quality”, dựa vào đây bạn có thể đoán ngầm được đáp án là một từ trái nghĩa (antonym) với từ “shorter”.

Huỳnh Anh Tuấn