Mục lục
Các bạn có bao giờ gặp khó khăn trong giao tiếp tiếng Anh khi nhờ vả một ai đó? Với mong muốn giúp các bạn nói tiếng Anh một cách tự tin, trôi chảy, cũng như đưa ra lời đề nghị xin giúp đỡ từ phía người khác sao cho lịch sự, cô sẽ giới thiệu với các bạn mẫu câu cầu khiến (causative form) và cách áp dụng để đạt hiệu quả tối ưu trong giao tiếp.
GIAO TIẾP TIẾNG ANH TỰ TIN HƠN NHỜ ỨNG DỤNG BODY LANGUAGE HIỆU QUẢ
Câu cầu khiến (causative form) hay còn gọi là câu mệnh lệnh cách trong tiếng Anh, được sử dụng để đưa ra các mệnh lệnh (commands ), yêu cầu (requests), đề nghị (suggestions), cấm đoán hoặc cho phép hoặc bất kỳ hình thức thuyết phục ai đó làm một việc mình mong muốn.
Câu cầu khiến thường được theo sau bởi “please”.
Đây là dạng câu cầu khiến sử dụng khi muốn đề cập đến người thực hiện hành động.
Các bạn có 4 kiểu câu cầu khiến chủ động, bao gồm:
1. Sai ai, khiến ai, bảo ai làm gì – HAVE & GET
|
Ví dụ:
I’ll HAVE Nam FIX my car.
I’ll GET Nam TO FIX my car.
(Nam giúp tôi sửa xe.)
2. Bắt buộc ai phải làm gì – MAKE & FORCE
|
Ví dụ:
The bank thief MADE the manager GIVE them all the money.
The bank thief FORCED the manager TO GIVE them all the money.
(Tên cướp ngân hàng buộc quản lí giao nộp toàn bộ số tiền.)
3. Để cho ai, cho phép ai làm gì – LET & PERMIT/ALLOW
|
Ví dụ:
I never want to LET you GO.
(Mình không bao giờ muốn để bạn rời xa mình)
My mother didn’t PERMIT/ALLOW me TO COME home late.
(Mẹ tôi không cho phép tôi về nhà trễ)
4. Giúp đỡ ai đó làm gì – HELP
|
Lưu ý:
Ví dụ:
Please HELP me TO THROW this table away.
(Làm ơn giúp tôi vứt bỏ cái bàn này đi.)
She HELPS me OPEN the door.
(Cô ấy giúp tôi mở cửa.)
This wonder medicine WILL HELP (people TO) RECOVER more quickly.
(Loại thuốc này giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn.)
The stout body of the bear WILL HELP (him TO) KEEP him alive during hibernation.
(Thân hình to béo của loài gấu sẽ giúp duy trì sự sống cho chúng suốt mùa ngủ đông.)
Đây là dạng câu cầu khiến dùng khi không muốn hoặc không cần đề cập tới người thực hiện hành động.
|
Các bạn có tất cả 3 dạng câu cầu khiến bị động với 4 động từ tiếng Anh phổ biến, cụ thể là:
1. Nhờ ai đó làm gì – HAVE/GET something DONE
Ví dụ:
I HAVE my hair CUT.
(Tôi đi cắt tóc- Ý chỉ người thợ hay ai khác cắt tóc cho tôi.)
I GET my car WASHED.
(Xe tôi đã được rửa_bởi ai khác không phải tôi.)
2. Làm cho ai bị gì – MAKE somebody DONE
Ví dụ:
Working all night on Friday MADE me EXHAUSTED at the weekend.
(Làm việc cả đêm thứ sáu khiến tôi kiệt sức.)
3. Làm cho cái gì bị làm sao – CAUSE something DONE
Ví dụ:
The big thunder storm CAUSED many waterfront houses DAMAGED.
(Trận giông bão lớn khiến những căn nhà ven sông bị thiệt hại nghiêm trọng.)
10 EXPRESSIONS MIÊU TẢ TÍNH CÁCH THƯỜNG GẶP NHẤT TRONG IELTS SPEAKING
Câu mệnh lệnh trực tiếp thường đứng đầu câu là động từ nguyên mẫu không “to” và không có chủ ngữ. Để thể hiện ý trang trọng, lịch sự, trong câu có thể kèm theo từ “please” ở đầu hoặc cuối câu.
Ví dụ:
Trong một số trường hợp, câu mệnh lệnh trực tiếp có thể bắt đầu bởi một danh từ riêng hoặc đại từ nhằm xác định cụ thể đối tượng được nhắc đến trong câu mệnh lệnh.
Ví dụ:
David, hurry up! (David, nhanh lên đi!)
Jake, stand up. The others stays sitting. (Jake đứng lên, các bạn khác vẫn ngồi tại chỗ.)
Ngoài ra, đứng đầu câu mệnh lệnh trực tiếp còn có thể là “you” nhằm biểu đạt sự tức giận hoặc thể hiện ý ra lệnh.
Ví dụ:
You come here! (Anh lại đây!)
You do it right now. (Bạn làm nó ngay bây giờ đi.)
Cuối cùng, đứng đầu câu mệnh lệnh trực tiếp là động từ “do” nhằm mục đích biểu đạt ý nhấn mạnh trong câu mệnh lệnh.
Ví dụ:
Do be careful! (Thật cẩn thận đấy nhé!)
Do remember! (Nhớ kỹ vào đấy nhé!)
|
Ví dụ:
I asked him to open the door. (Tôi yêu cầu anh ta mở cửa.)
Tell Lucy to turn down the volume. (Bảo Lucy vặn nhỏ âm lượng xuống.)
Don’t forget your promise. (Đừng thất hứa nhé.)
No littering. (Không vứt rác ở đây.)
No parking. (Không đỗ xe ở đây.)
I ordered him not to open his book. (Tôi ra lệnh anh ta không được mở sách ra.)
Ví dụ:
Don’t you cry! (Bạn đừng khóc nữa.)
Don’t you behave like that. (Bạn đừng có hành xử như vậy.)
Như vậy là các bạn đã có lí thuyết cơ sở để đưa ra lời đề nghị, yêu cầu ai đó làm gì rồi. Vậy làm cách nào để ứng dụng vào giao tiếp hằng ngày một cách trôi chảy và tự nhiên nhất? Câu trả lời nằm ở sự luyện tập.
Các bạn hãy sử dụng những mẫu câu này để nói với bạn bè, thầy cô, hay với chính mình mỗi ngày, đều đặn. Thay đổi các tình huống và ngôi xưng khác nhau để linh hoạt trong cách dùng.
Cô tin với sự bền bỉ liên tục như vậy, các bạn chắc chắn sẽ tự tin sử dụng Causative form và đưa ra bất kì lời đề nghị nào mà bạn mong muốn.
Thùy Dương
Cải thiện kỹ năng Speaking cùng Đội ngũ Học thuật ILP:
LÀM CÁCH NÀO ĐỂ SỬ DỤNG IDIOMATICS EXPRESSIONS TỰ NHIÊN TRONG BÀI SPEAKING?
MỘT SỐ COLLOCATIONS CHỦ ĐỀ WEATHER CHO IELTS SPEAKING
ĐỀ IELTS SPEAKING: TỔNG HỢP ĐỀ THI THẬT NĂM 2022 (THÁNG 5 – THÁNG 7)